Table of Contents
40 năm phát triển của vùng nguyên liệu hạt điều Bình Phước.
Cây điều đã thay đổi đời sống nông dân Bù Đốp ngoạn mục. Vùng nguyên liệu hạt điều Bình Phước này là minh chứng cho sự thay đổi này. Quay ngược trở lại thời gian khi cây điều mới du nhập vào đây. Lúc này đời sống của bà con dân tộc thiểu số nơi đây rất khó khăn. Huyện Bù Đốp có đặc điểm địa hình đất đồi dốc, khô cằn, sỏi đá. Mặc dù đất trồng là vậy nhưng khi trồng xuống thì phát triển rất tốt. Thậm chí cây điều vẫn sống dù không cần tưới nước, cũng chẳng cần áp dụng khoa học kỹ thuật. Bà con chỉ cần đợi đến kỳ thu hoạch là có trái đỏ cây.

cây điều đã góp phần thay đổi bộ mặt huyện bù đốp, bình phước
Chính vì điều này mà cây điều đã trở thành “của trời cho” với rất nhiều gia đình. Cây điều góp phần giúp người nông dân nghèo có thêm thu nhập, có gạo ăn, áo mặc. Từ năm 1982 đến năm 2010, vùng nguyên liệu hạt điều Bình Phước đã tăng 70 lần. Ban đầu diện tích chỉ khoảng 5.000 ha đã tăng lên 349.000 ha. Ngoài ra cây điều còn được ca ngợi vì có nhiều tác dụng khác:
- giúp phủ xanh đất trống đồi núi trọc và đất cát ven biển, chống xói mòn vùng đất dốc.
- cây giúp hạn chế tác động của gió bão và góp phần giữ vững an ninh, chính trị vùng biên giới.
Sau năm 2010, “cơn sốt giá cao su trên thị trường toàn cầu” dẫn đến tình trang cây điều bắt đầu bị chặt bỏ. Thời hoàng kim của vùng nguyên liệu hạt điều Bình Phước bắt đầu bị ảnh hưởng. Trung bình diện tích điều giảm khoảng 10.000 ha/năm.
Ngoài huyện Bù Đốp, vùng nguyên liệu hạt điều Bình Phước còn phải kể đến Bù Đăng, Bù Gia Mập và Phú Riềng. Tất nhiên, sẽ rất thiếu xót nếu không nhắc tới Đồng Phú. Đây là vùng nguyên liêu hạt điều Bình Phước mà Andy’s farm đang phát triển.
Hiện trạng từ bỏ vùng nguyên liệu hạt điều Bình Phước và ở những nơi khác.
Theo Vinacas thì Bình Phước được thiên nhiên ưu đãi cho những điều kiện tuyệt vời để phát triển. Chính vì vậy mà hạt điều nơi đây đã được cấp chỉ dẫn địa lý. Tuy nhiên nếu không chủ động tìm hiểu phát triển thì vẫn sẽ không tránh khỏi tác động của biến đổi khí hậu.
Yếu tố thời tiết quyết định năng suất hạt. Khi thời tiết thất thường cây điều dễ rơi vào tình trạng mất mùa. Giá hạt điều khi hạ thấp sẽ làm cho đời sống nông dân thêm phần khó khăn. Trước tình trạng này nhiều nông hộ không còn giải pháp nào khác ngoài việc chặt bỏ cây điều. Việc chặt bỏ cây điều không chỉ diễn ra ở vùng nguyên liệu hạt điều Bình Phước mà còn ở nhiều nơi khác. Cùng hạt điều nhà Andy tìm hiểu câu chuyện của hạt điều Bình Thuận dưới đây.
Câu chuyện buồn ở vùng nguyên liệu hạt điều Bình Thuận.
Xã Mê Pu, huyện Đức Linh hiện nay chỉ 360 trong tổng số 1800 ha điều là có trái. Nhiều vườn điều hoa bị khô không đậu hạt, hạt non bị cháy đen và rung nhiều. Các trận mưa trái mùa trước và sau Tết Nguyên đán là nguyên nhân chính làm cho hoa điều bị khô và bọ xít tấn công. Theo tâm sự của nhiều nông hộ thì mặc dù đã tăng cường phun xịt thuốc đậu trái và phân bón nhưng vẫn không có hiệu quả.
Với nhiều nông hộ trồng điều lâu năm thì cây điều là nguồn thu chính của gia đình. Các đợt mưa trái mùa, sương muối đã khiến cho hoa điều bị hư hết. Cây khô héo không đậu được trái. Những trái điều non đậu được cũng rụng dần. Thông thường điều ra hoa chỉ cần phun xịt thuốc hai lần là đủ. Năm nay các nông hộ phải phun tới năm lần nhưng kết quả vẫn chưa thấy rõ.

lượng mưa tác động đến sản lượng hạt thô
Phần lớn các nông hộ ở đây sở hữu khoảng 1 ha điều, tương đương với 3 tấn hạt. Nếu được bán với giá 25.000/kg thì sau khi trừ các khoản chi phi thì mỗi nông hộ sẽ lời khoảng vài chục triệu đồng. Tuy nhiên, năm nay do 90% diện tích điều bị hư hại, các hộ dân hoàn toàn chưa có khoản nào để bù đắp chi phí.
Trách trời nhưng cũng tại…nông dân Bình Thuận
Việc cây điều cho năng suất thấp cũng do người dân không chú trọng đến việc phòng trừ sâu bệnh. Theo thời gian, khi cây già cỗi thì năng suất sẽ càng kém đi.
Huyện Đức Linh là nơi có diện tích trồng điều nhiều nhất tỉnh Bình Thuận. Huyện hiện có hơn 10.000 ha điều. Tập trung tại các xã Mê Pu, Sùng Nhơn, Đức Hạnh, Tân Hà… Đến nay, hầu hết các vườn điều đều có chung tình trạng là hoa khô héo không đậu trái, trái non rụng cành.
Ngoài huyện Đức Linh, người trồng điều ở Tánh Linh, Hàm Tân cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự. Diện tích trồng điều các nơi này đều không có trái hoặc ra trái rất ít. Tỉnh Bình Thuận hiện có khoảng 18.000 ha trồng điều. Diện tích này tập trung ở 3 huyện Đức Linh, Tánh Linh và Hàm Tân.
Nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm của vùng nguyên liệu hạt điều Bình Phước.
Theo ghi nhận của hạt điều nhà Andy thì giá điều thô Bình Phước hiện nay giao động ở mức 24.000 đến 25.000/kg. Tương ứng với mức giá này, người trồng điều chỉ lãi khoảng 2.000 đến 3.000/kg. Giả sử một nông hộ với diện tích trồng điều khoảng 3 ha và năng suất khoảng 1,5 tấn/ha. Mỗi năm, sản lượng điều thô sẽ ở mức 4,5 tấn. Từ đây, có thể tính ra nguồn thu từ hạt điều sẽ ở khoảng 13,5 triệu đồng. Một con số quá ít ỏi!
Tác nhân gián tiếp dẫn đến việc chặt bỏ vùng nguyên liệu hạt điều Bình Phước.
Thường thì trước khi vào mùa giá hạt điều sẽ cao hơn. Mức giá chênh từ 3000 – 4000/kg so với khi chính thức vào mùa. Thương lái là người quyết định giá mua. Nhưng quan trọng hơn họ quyết định mức lợi nhuận của người nông dân. Chính từ sự bất cập này mà người nông dân trồng điều rất cần sự hỗ trợ của cơ quan chức năng. Đặc biệt là trong khâu tổ chức mạng lưới thu mua sao cho hài hòa lợi ích của thương lái và người nông dân.
Giải pháp phát triển vùng nguyên liệu hạt điều Bình Phước và các tỉnh khác.
Trước sự sụt giảm của vùng nguyên liệu hạt điều Bình Phước, UBND đã đề ra 2 nhóm giải pháp:
- tập trung xây dựng thương hiệu hạt điều Bình Phước.
- hỗ trợ kỹ thuật trồng cây điều để nâng cao lợi nhuận.
Tại Đồng Nai, chương trình xây dựng vùng nguyên liệu hạt điều Đồng Nai do sở NN-PTNT khởi xướng. 2 mục tiêu hướng tới của dự án bao gồm:
- không gia tăng diện tích trồng
- tập trung gia tăng năng suất và chất lượng hạt điều tươi nhân trắng.
Tỉnh Đồng Nai khuyến khích các nông hộ đầu tư vào cây giống, phân bón và hệ thống tươi tiêu. Sở cũng đề cao vai trò của hội điều Đồng Nai (Donacas) trong việc kết nối các thành phần kinh tế. Hội tập trung vào việc trồng, thu mua và chế biến sản phẩm hạt điều. Donacas cũng sẽ có sự tham gia của sở công thương, sở NN-PTNT, chi cục bảo vệ thực vật. Doanh nghiệp sản xuất, người trồng điều cũng là các hội viên của Donacas. Thêm vào đó, các doanh nghiệp trong tỉnh được khuyến khích bao tiêu sản phẩm đầu ra. Tạo điều kiện để người nông dân an tâm sản xuất.
Tại Bình Thuận, cây điều được chọn là giống cây trồng chủ lực của tỉnh. Tỉnh chủ trương:
- trồng và cải tạo 12.500 ha điều.
- triển khai hỗ trợ từ 50 – 80% giá cây giống cho đồng bào dân tộc thiểu số.
- hỗ trợ giống, vật tư, phân bón và chuyển giao ứng dụng khoa học – kỹ thuật vào sản xuất.
Giải pháp cho vùng nguyên liệu hạt điều Bình Phước từ Vinacas:

Vinacas đã đưa ra nhiều giải pháp để vùng nguyên liệu hạt điều Bình Phước phát triển bền vững.
So với hạt điều thô nhập khẩu thì hạt điều Bình Phước có chất lượng tốt hơn. Hạt điều Bình Phước và Việt Nam có tỷ lệ thu hồi nhân cao hơn so với điều nhập khẩu. Nếu tận dụng tốt lợi thế này thì vùng nguyên liệu hạt điều Bình Phước và của cả nước chắc chắn sẽ phát triển bền vững. Do đó Vinacas khuyến khích người trồng điều:
- tăng cường chăm sóc, cải tạo vườn điều để tăng năng suất chất lượng.
- ứng dụng các biện pháp bảo quản sau thu hoạch
- không pha trộn các tạp chất vào hạt điều để góp phần giữ gìn uy tín của ngành điều Việt Nam.
Hy vọng qua bài viết trên Andy đã giúp giải đáp vấn đề mà vùng nguyên liệu hạt điều Bình Phước đang gặp phải.