fbpx

Ủ quả điều: quy trình tạo ra nguồn thức ăn phục vụ chăn nuôi.

by Farm Andy
ủ quả điều

4 bước của quy trình ủ quả điều.

Quy trình ủ quả điều có thể chia thành 4 bước theo IASVN. Cụ thể chuẩn bị hố ủ, chuẩn bị nguyên liệu ủ, tiến hành và lấy thức ăn sau khi ủ. Ở mỗi bước chính sẽ tiếp tục được chia thành những bước nhỏ chi tiết hơn. Chẳng hạn, nguyên liệu để ủ quả điều bao gồm rơm khô, vỏ khoai mỳ,…

Bước 1: Chuẩn bị hố ủ

bước chuẩn bị hố ủ quả điều

bước chuẩn bị hố ủ quả điều

Để chuẩn bị hố ủ thì điểm đầu tiên cần lưu ý là vị trí của hố. Hố ủ thường đặt trong khu chuồng trại hoặc ngoài đồng. Mục đích chính là để việc thu gom nguyên liệu được tiến hành dễ dàng cũng như tránh được các tác động nắng mưa. Ngoài ra, 4 điểm khác cần chú ý khi chuẩn bị hố ủ bao gồm:

  1. Tường bao quanh hố ủ cần xây bằng gạch, trát vữa dầy từ 1 đến 1,5 cm. Trường hợp láng cement thì dày từ 4 đến 5 cm. Tùy khối lượng ủ mà tính toán kích thước cho phù hợp. Kích thước hố ủ quả điều là 2m*2m*2m trong 2 tấn cùng với cơ chất.
  2. Độ dốc của hố ủ quả điều khoảng 15 độ và có lỗ thoát nước ra ngoài tránh ùn ứ.
  3. Trường hợp sử dụng chuồng trại cũ thì cần đảm bảo việc ủ yếm khí cũng như dễ lấy thức ăn ra cho bò. Ngoài ra, có thể sử dụng hố ủ rơm, hố ủ cỏ.
  4. Cần vệ sinh sạch sẽ trước khi ủ.

Bước 2: Chuẩn bị nguyên liệu ủ

bước chuẩn bị nguyên liệu quả điều để ủ

bước chuẩn bị nguyên liệu quả điều để ủ

Nguyên liệu ủ bao gồm quả điều tươi, rơm khô, vỏ khoai mỳ khô, bã khoai mỳ khô và cám gạo. Các loại nguyên liệu khác gồm muối ăn, bạt, đầm nén, cân, xô đựng, xẻng,… Tất cả cần được vệ sinh sạch sẽ.

  1. Quả điều tươi: Cần thu thập trái còn nguyên trong vòng 2 ngày kể từ lúc rụng. Tránh cho trái bị hư thối, mốc. Quả điều rụng trên 2 ngày thường bị thối, mốc, lên men.
  2. Rơm khô cần được làm sạch, tránh ẩm ướt. Rơm sử dụng không được nhiễm nấm, mốc. Trước khi sử dụng cần cắt nhỏ thành khúc dài từ 5 đến 7cm. Tỷ lệ giữa quả điều với rơm là 10%.
  3. Bã khoai mỳ khô cần sạch sẽ, không bị nhiễm nấm, mốc. Trước khi sử dụng bã khoai mỳ cần được nghiền nhỏ. Tỷ lệ giữa bã khoai mỳ và quả điều tươi là 30%.
  4. Cám gạo không được nhiễm nấm, vón cục hoặc bị mốc. Các nông hộ có thể hạ giá thành bằng cách sử dụng cám loại 2 hoặc 3. Tính theo khối lượng thì cám gáo chiếu 10% so với quả điều tươi.
  5. Muối ăn không cần thiết phải xử lý trước khi sử dụng.
  6. Sử dụng bạt để lót hố ủ cũng như phủ lên trên bề mặt. Mục đích là tạo môi trường yếm khí trong quá trình ủ quả điều.
  7. Đầm nén: sử dụng đầm các lớp nguyên liệu trong quá trình ủ.

Bước 3: Tiến hành ủ quả điều

bước dùng đầm để nén chặt

bước dùng đầm để nén chặt (nguồn: sưu tầm)

  1. Trước khi ủ quả điều cần dọn vệ sinh hố, kiểm tra các vết nứt, nẻ xung quanh. Nếu có cần trám lại hoàn tất 1 ngày trước khi bắt đầu vào giai đoạn chính.
  2. Cần tính toán tiến độ công việc cũng nhưng lượng quả điều ủ sao cho hoàn thành trong ngày.
  3. Phủ toàn bộ bề mặt đáy của hố bằng 2 tấm bạt. Đảm bảo 2 tấm bạt có phần đè lên nhau tối thiểu 20 cm.
  4. Tiến hành phủ bạt.
  5. Đổ 1 lớp quả điều dày 20 cm vào hố ủ. Tiếp theo, đổ 1 trong 4 phế phẩm đã nói ở trên lên trên lớp điều.
  6. Sử dụng 0,5 kg muối dải đều lên trên lớp cơ chất.
  7. Nén chặt lớp ủ bằng đầm. Cần đầm kỹ ở 4 góc của khối ủ.
  8. Lập lại các bước 5 đến 7 cho tới khi đầy hố ủ.
  9. Tiếp theo dùng đầu còn lại của tấm bạt phủ kín miếng hố. Hạn chế tối đa việc lớp ủ tiếp xúc với không khí. Mép của 2 tấm bạt dùng để phủ cần đè lên nhau. Sau đó, dùng đá, gạch đè lên mép để đảm bảo yếm khí.
  10.  Sau khi ủ từ 20 đến 30 ngày thì có thể dùng làm nguồn thức ăn phục vụ chăn nuôi bò.
đầm kỹ 4 góc của khối điều đã ủ

đầm kỹ 4 góc của khối điều đã ủ (nguồn: internet)

Bước 4: Lấy thức ăn sau khi ủ quả điều

bước lấy thức ăn sau khi ủ

bước lấy thức ăn sau khi ủ (nguồn: iasvn)

  1. Khi mở bạt phủ nên mở từng phần sao cho diện tích mở đủ cho thao tác lấy thức ăn ra. Tối ưu là các nông hộ nên mở từng góc hố một.
  2. Dùng xẻng để lấy khoảng 10 kg thức ăn đã ủ cho bò. Tiếp đó, cần che bạt lại ngay. Lưu ý chèn cẩn thận để duy trì tình trạng yếm khí.
  3. Những lần tiếp theo cũng tiến hành cách tương tự.
  4. Nếu việc ủ tạo ra trái điều có màu vàng (tươi hoặc sẫm) và có mùi thơm axit nhẹ là đạt yêu cầu. Ngược lại, nếu quả có màu đen, mùi ammoniac hoặc mùi hôi là không đạt yêu cầu. Tuy nhiên, cần phân biệt với lớp điều mỏng màu đen xuất hiện giữa 2 lần lấy thức ăn. Lớp điều này hoàn toàn có thể cho bò ăn được.
  5. Lưu ý trong quá trình ủ quả điều thì chiều cao của khối ủ sẽ giảm từ 15 đến 20% so với ban đầu.
  6. Quả điều sau khi ủ xong có thể bảo quản tới 3 tháng mà chất lượng không bị thay đổi.
  7. Tiến hành vệ sinh hố ủ sau khi đã sử dụng hết thức ăn chăn nuôi.

Giải pháp ủ quả điều tươi kết hợp men vi sinh.

Ngoài việc kết hợp với các nguyên liệu đã nói ở trên thì giải pháp ủ quả điều với men vi sinh cũng được phân viên chăn nuôi giới thiệu. Cụ thể cứ 1 tấn quả điều tươi thì sẽ bổ sung 2 kg men vi sinh. Thời gian ủ của quá trình này thường chỉ khoảng 1 tháng. Thay vì sử dụng hố phương pháp này sử dụng các túi nylon lớn để yếm khí. Điều này giúp hạn chế tối đa việc tiếp xúc với không khí. Từ đó có thể tăng thời gian bảo quản lên đến 6 tháng.

Ngoài ra, việc sử dụng men vi sinh cũng mang lại nhiều lợi điểm khác như:

  • Kết hợp trực tiếp với quả điều tươi mà không cần bổ sung các cơ chất khác.
  • Giúp phân hủy các thành phần khó hấp thu dinh dưỡng của bò. Cụ thể men vi sinh giúp phân giải chất xơ và hydrocarbon.

Đề án ủ quả điều làm thức ăn cho bò được nhân rộng ở tỉnh Bình Phước.

Quy trình ủ quả điều làm thức ăn cho bò do GS-TS Lã Văn Kính chủ biên đã được nghiệm thu và đánh giá cao. Đây được kỳ vọng sẽ là nguồn thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao. Đảm bảo về độ ẩm, protein, chất xơ, chất béo thô và pH cho bò. Đặc biệt trong bối cảnh tỉnh Bình Phước có 122344 ha điều với 500 tấn quả điều tươi/năm dư thừa. Sản lượng này nếu ủ thành công sẽ tương đương với 280 tấn cỏ tự nhiên. Hay nguồn thức ăn quý giá cho 60.000 con bò trưởng thành mỗi năm. Nếu dự án được ứng mạnh mẽ thì sẽ giải quyết được bài toán tránh ô nhiễm môi trường. Ngoài ra, vào mùa khô hạn đầy sẽ là nguồn thức ăn liên tục cho bò.

Để triển khai mô hình này UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành liên quan xây dựng thành các tại liệu, phim ngắn. Đồng thời, tiến hành tuyên truyền giúp bà con nông dân hiểu rõ lợi ích từ việc ủ quả của cây điều.

Những ưu điểm khác của quả điều ủ cho bò ăn so với trái tươi.

  1. Quả điều tươi chứa lượng nước lớn nên khi cho ăn bò sẽ không thích.
  2. Quả điều tươi cũng chứa lượng đường rất lớn nên rất dễ bị thối rửa nếu để bên ngoài lâu. Việc ủ quả điều giúp giữ lại lượng đường này. Andy cũng muốn nói thêm rằng đường chính là thành phần giá trị nhất cần giữ lại khi làm thức ăn cho bò.
  3. Bò sẽ dễ bị ngộ độc methanol nếu ăn phải trái điều để lâu ngoài trời.
  4. Quả điều chín chưa qua xử lý thường chứa axit dễ bay hơi. Chính điều này ảnh hưởng trực tiếp đến các loài động vật nhai lại như bò.

Các bài viết khác của Andy’s farm có thể bạn quan tâm:

You may also like