fbpx

Ngành điều Việt Nam: tin mới nhất và hoạt động hỗ trợ từ vinacas

by Farm Andy
thông tin ngành điều mới nhất từ vinacas 2

Ngành điều Việt Nam: đúng là số 1 thế giới nhưng vẫn đầy rẫy những nghịch lý.

thông tin ngành điều mới nhất từ vinacas 1

Ngành điều Việt Nam trong suốt nhiều năm qua luôn nắm vị trí số 1 về xuất khẩu nhân điều. Có được thành quả này là 1 chặng đường dài cố gắng:

  • Năm 1990 Việt Nam chỉ bước chân vào ngành xuất khẩu điều nhân. Tại thời điểm đó chúng ta chỉ xuất khẩu được vỏn vẹn 286 tấn điều với giá trị 1,4 triệu USD.
  • Đến năm 1995 thì con số này đã tăng rất nhiều lần. Kim ngạch xuất khẩu đạt 15.000 tấn với giá trị 90 triệu USD.
  • Năm 1996 con số này là 110 triệu USD.
  • Đến năm 2006 lần đầu tiên Việt Nam vươn lên nắm giữ ngôi vương với sản lượng 127 nghìn tấn, trị giá 504 triệu USD.
  • 11 năm sau (2017) Việt Nam trở thành trung tâm chế biến của thế giới. Lượng điêu thô thế giới “tập kết” ở Việt Nam chiếm trên 50%. Trong hành trình 30 năm của Việt Nam, sản lượng điều nhân xuất khẩu đạt 4,6 triệu tấn, tổng kim ngạch đạt 31 tỷ USD.

Ông Phạm Văn Công, chủ tích Vinacas cho biết Việt Nam có thể giành được ngôi vương là nhờ các loại máy chế biến hạt điều. Khởi đầu là máy tách vỏ hạt điều của dự án KC-07. Những công nghệ tiên tiến nhất thế giới này đều do người Việt tự sản xuất. Việt Nam chúng ta đã giải quyết được những vấn đề như thâm dụng lao động, ô nhiễm môi trường hay quản lý chất lượng. Tuy nhiên đằng sau những danh xưng, niềm tự hào đó thì ngành điều trong nước vẫn tồn tại nhiều nghịch lý:

  • Tỷ lệ chế biến sâu chưa cao. Trong chuỗi giá trị ngành điều Việt Nam nằm ở bước so chế nhân điều. Chúng ta chỉ chiếm khoảng 30% chuỗi giá trị ngành điều.
  • Đời sống người nông dân trồng điều gặp nhiều khó khăn: Năng suất của cây điều là khoảng 2 tấn/ha và thậm chí bán với giá tốt nhất 35.000 đồng/kg. Người nông dân vẫn chỉ có lời 70 triệu đồng. Điều này dẫn đến việc diện tích đất trồng điều giảm. Người dân chuyển sang trồng các loại cây khác có hiệu quả kinh tế cao hơn. Mặc dù không thể phủ nhận ưu điểm của cây điều như sống được ở đất khô cằn và giúp xóa đói giảm nghèo. Góp phần vào chính sách dân tộc, bảo vệ biên cương.

Ở phương diện quốc tế ngành điều Việt Nam cũng vấp phải nhiều khó khăn:

  • Các nhà cung cấp như Tanzania, Bờ Biển Ngà,… cũng đang cố gắng xây dựng ngành công nghiệp chế biến hạt điều.
  • Các thị trường lớn như Ấn Độ, Trung Quốc cũng đang hạn chế nhập khẩu nhân điều từ Việt Nam.

Theo ông Hậu, phó Tổng Thư ký Vinacas, thì trong thời gian tới ngành điều cần nỗ lực:

  • Cải tạo năng suất giống cũng như chất lượng cây điều.
  • Phát triển vùng nguyên liệu bền vững tạo ra sự ổn định trong giá hạt điều thô. Đồng thời chủ động phục vụ sản xuất và là nền tảng để người nông dân trồng điều an tâm canh tác.
  • Nâng cao năng lực quản trị cũng như khả năng dự báo thị trường cho doanh nghiệp.

Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu nhân lại phản bác lại quan điểm này. Lập luận được đưa ra là giá đất nông nghiệp của Việt Nam nên chi phí trồng điều cao khi đặt lên bàn cân với các nước châu Phi. Đó là chưa kể các nước này đang khuyến khích đầu tư nhà máy chế biến nhân điều bằng cách giảm thuế.

Điểm tin mới nhất (2021) về thị trường xuất khẩu của ngành điều Việt Nam.

thông tin ngành điều mới nhất từ vinacas 4

Trong lúc diễn biến dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp một tin vui Thụy Sĩ tăng nhập khẩu điều từ Việt Nam. Cụ thể trong giai đoạn từ 2016 đến 2020, mức tăng trưởng bình quân đạt 13,6% theo sản lượng. Nếu tính theo giá trị thì xuất khẩu sang Thụy Sĩ đã tăng 12,9%. Nếu như năm 2016 chúng ta chỉ mới xuất khẩu 1,9 nghìn tấn điều với giá trị 18,98 triệu USD. Thì đến năm 2020, sản lượng xuất khẩu đạt 3,12 nghìn tấn với kim ngạch 28,24 triệu USD.

Trong 6 tháng đầu năm 2021 xuất khẩu sang Thụy Sĩ đạt 777 tấn với tổng giá trị đạt 6,52 triệu USD. Nếu so với cùng kỳ 2020 thì đã tăng 40,4% về lường và tăng 35,6% về giá trị. Hạt điều Việt Nam tiếp tục giữ thị phần lớn tại Thụy Sĩ. Trong 6 tháng đầu 2021 thị phần đã tăng từ 38,58% lên 53,16%.

Tin ngành điều mới nhất: nhiều khởi sắc sau 7 tháng đầu 2021.

Sau 7 tháng đầu 2021 ngành điều Việt Nam đón nhận nhiều tin vui. Cụ thể chúng ta đã xuất khẩu 328.517 tấn điều. Tổng giá trị kim ngạch đạt 2 tỷ USD. Giá hạt điều xuất khẩu trung bình đạt 6094 USD/tấn. So với cùng kỳ năm trước thì tăng 23,3% về khối lượng và tăng 15,8% về kim ngạch. Điều đáng tiếc là giá xuất khẩu giảm 6% so với năm 2020.

Tính riêng tháng 7/2021 Việt Nam đã xuất khẩu 54260 tấn điều với kim ngạch 350,35 triệu USD. So với tháng 6/2021 thì giảm 7,6% về lượng và giảm 5,2% về chất. Điểm sáng là giá đã tăng 2,7%. Mỹ, Trung Quốc và Hà Lan tiếp tục là 3 thị trường chính của Việt Nam. Trong đó:

  • Thị trường hạt điều Mỹ chiếm 30,8% tổng thị phần xuất khẩu nếu xét về sản lượng. Nếu xét về kim ngạch thì chiếm 28,6% thị phần.
  • Thị trường hạt điều Trung Quốc đứng thứ 2 với sản lượng xuất khẩu 45.414 tấn. Giá trị xuất khẩu đạt 336,9 triệu USD.
  • Thị trường hạt điều Hà Lan đứng thứ 3 với sản lượng 41.344 tấn. Giá trị xuất khẩu đạt 218,7 triệu USD.

Quý 1/2021 sản lượng xuất khẩu tăng nhưng giá xuất khẩu lại giảm so với cùng kỳ 2020.

thông tin ngành điều mới nhất từ vinacas 3

Trong tháng 3/2021 giá xuất khẩu bình quân ước đạt 5854 USD/tấn theo cục xuất nhập khẩu thuộc bộ công thương.

  • Nếu so với cùng kỳ 2020 thì đã giảm 16,9%. Nếu gộp nguyên quý 2021 thì giá xuất khẩu đã giảm 16,8% so với cùng kỳ năm 2020.
  • Có một nghịch lý là giá hạt điều nhân trắng xuất khẩu chưa tăng nhưng giá điều thô nhập khẩu lại tăng. Theo giải thích của Vinacas thì do công suất chế biến của các nhà máy tăng quá “nóng”. Dẫn đến tình trạng “đói nguyên liệu” triền miên. Hậu quả là giá điều thô thu mua tăng cao do các doanh nghiệp tranh nhau mua.

Ngành điều được dự đoán sẽ tăng trưởng 5,2%/năm giai đoạn 2018-2024. Nguyên nhân đến từ việc thị trường đồ ăn nhẹ ở châu Âu tăng mạnh. Tuy nhiên, Việt Nam cần tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị ngành điều.

  • Tăng tính cạnh tranh so với đối thủ bằng việc nghiên cứu thị hiếu người tiêu dùng cũng như nâng cao chất lượng.
  • Điển hình như ở thị trường Nga thị phần của chúng ta đã giảm từ 60,73% (2019) xuống 55,66% (2020). Trong khi Belarus năm 2020 chiếm 40,72% thị phần.

Tháng 1/2021 giá xuất khẩu bình quân đạt 5904 USD/tấn, Việt Nam thu về 442 triệu USD.

Giá xuất khẩu bình quân tháng 1/2021 đạt 5904 USD/tấn, giảm 15,6% so với năm 2020. Có một điểm sáng là giá xuất khẩu sang thị trường Israel tăng mạnh.

Theo bộ NN & PTNT thì khối lượng hạt điều xuất khẩu tháng 2 đạt 30.000 tấn. Kim ngạch xuất khẩu đạt 174 triệu USD. Nếu tính gộp cả 2 tháng thì Việt Nam đã xuất khẩu 75.000 tấn với giá trị kim ngạch đạt 442 triệu USD. So với 2 tháng đầu 2020 tăng 46,1% về khối lượng và tăng 21,5% về giá trị.

Do lượng hạt điều tươi phục vụ xuất khẩu tăng mạnh nên nhu cầu điều thô nguyên liệu cũng tăng theo. Ước tính thị trường hạt điều thô nhập khẩu trong tháng 2/2021 đạt 130.000 tấn. Kim ngạch nhập khẩu đạt 186 triệu USD, tăng 2,2 lần so với tháng 1.Ba thị trường cung cấp hạt điều thô chính cho Việt Nam là Tanzania, Bờ Biển Ngà và Indonesia.

Một số hoạt động của Vinacas và chính quyền giúp ngành điều Việt Nam phát triển thị trường xuất khẩu.

Tin ngành điều mới nhất tháng 9/2021: Xây dựng thương hiệu cho hạt điều Bình Phước.

Tỉnh Bình Phước đặt ra định hướng đưa thương hiệu hạt điều Bình Phước lên một tầm cao mới. Cụ thể các mục tiêu có thể chia thành 4 nhóm cụ thể:

  • Vùng canh tác cây điều: tỉnh đang cố gắng xây dựng những vùng trồng điều ổn định. Với những nông hộ thuộc vùng canh tác có thổ nhưỡng phù hợp sẽ được hỗ trợ vay vốn giá rẻ. Bình Phước cũng cố gắng ổn định diện tích trồng điều hiện có. Đến năm 2030, địa phương có vùng trồng điều với diện tích khoảng 180.000 ha.
  • Giống cây điều: Các giống cây điều được địa phương này khuyến khích sử dụng cần nằm trong danh mục cho phép của bộ NN-PTNT. Bình Phước cũng đặt mục tiêu tái canh giống mới với năng suất từ 2,5 tấn/ha trở lên. Đồng thời, tỉnh cũng đầu tư vào những giống mới với năng suất từ 4,5 tấn/ha trở lên.
  • Xen canh dưới tán điều: tỉnh Bình Phước cũng đặt mục tiêu có ít nhất 50% diện tích được trồng theo quy trình đã được chứng nhận. Diện tích xen canh đạt tối thiểu 10.000 ha.
  • Lĩnh vực chế biến: Mỗi huyện có 1 mô hình liên kết chuỗi giá trị. Ổn định công suất chế biến ở ngưỡng 500.000 tấn/năm. Trong đó, chế biến sâu đạt 10.000 tấn/năm. Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 800 triệu USD.

Để đạt những mục tiêu này sở NN-PTN tỉnh đã ra các giải pháp cụ thể:

  • Vùng canh tác điều: Lập bản đồ chuyên canh điều của tỉnh giai đoạn 2020 – 2025. Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng giao khoán cho các hộ trồng điều.
  • Giống cây điều: Tuyển chọn các giống điều năng suất cao hiện có ở địa phương. Kết hợp với trung tâm nghiên cứu giống cây trồng để lại tạo các giống điều năng suất cao. Đối với những vườn điều tái canh tỉnh sẽ thay thế 100.000 ha điều già bằng bộ giống mới chất lượng và năng suất cao.
  • Xen canh dưới tán điều: Ở 2 huyện, Bù Đăng và Bù Gia Mập, Bình Phước sẽ xây dựng ít nhất 2 chuỗi liên kết sản xuất điều quy mô 100 ha/chuỗi. Phấn đâu đạt tối thiểu 5 nghìn ha điều được trồng theo quy trình được chứng nhận. Tư vấn, hướng dẫn cho các nông hộ về kỹ thuật trồng điều phù hợp với từng loại đất. Khi xen canh điều, cần chú ý chọn loại cây trồng và vật nuôi phù hợp. Tỉnh đang đề xuất cây cà phê, ca cao, gà hoặc dược liệu dưới tán điều.
  • Lĩnh vực chế biến: Tỉnh sẽ tập trung dự báo thị trường xuất khẩu. Từ đó làm cơ sở để các doanh nghiệp có hướng ứng phó kịp thời. Xây dựng các mạng lưới thu mua hạt điều thô tránh tính trạng đạp giá hoặc đầu cơ. Xây dựng chỉ dẫn địa lý hạt điều Bình Phước với 5 tiêu chí: bảo hộ thương hiệu, tư vấn từ chuyên gia, khu vực địa lý tương ứng, nghiên cứu khu vực bảo hộ và đảm bảo tính khả thị của vùng địa lý được chọn.

Hiệp hội điều Vinacas cầu cứu Thủ tướng vì vướng giấy đi đường.

Hiệp hội điều Vinacas cùng các hiệp hội khác đã gửi kiến nghị mong chính phủ giải quyết khúc mắc liên quan đến giấy đi đường. Cụ thể các hiệp hội mong có hướng giải quyết thống nhất cũng như tăng số lượng nhân sự để giải quyết vấn đề này. Thêm vào đó, giấy đi đường nên được gửi bằng email đến cho doanh nghiệp.

Các hiệp hội cũng đề xuất được là đầu mối lập danh sách doanh nghiệp hội viên có nhu cầu xin giấy đi đường. Danh sách này sẽ được gửi trực tiếp đến sở công thương TP HCM và các tỉnh. Từ đó, giúp giảm tải cho các cơ quan chức năng. Với các doanh nghiệp là hội viên của Vinacas thì chủ doanh nghiệp sẽ chịu trách nhiệm về danh sách đăng ký. Ngoài ra, chủ doanh nghiệp sẽ có trách nhiệm quản lý danh sách người lao động được cấp giấy đi đường.

Theo phản ánh thì đợt giãn cách này đã ảnh hưởng rất nhiều đến các doanh nghiệp chế biến điều. Các nhà máy không thể giao hàng đúng tiến độ vì không có giấy đi đường để làm hồ sơ giấy. Thêm vào đó, việc này cũng làm đội lên chi phí lưu kho bãi.

VINACAS kiến nghị chính phủ tiêm vaccine COVID-19 cho doanh nghiệp ngành điều.

Vinacas kiến nghị chính phủ tiêm vaccine cho các doanh nghiệp hội viên

Hiệp hội điều Việt Nam Vinacas kiến nghị chính phủ tiêm vaccine cho các doanh nghiệp hội viên (nguồn: tuoitre)

Ngày 4/8/2021, hiệp hội Công nghiệp thực phẩm Mỹ (AFI) đã đề nghị chính phủ ưu tiên vaccine COVID-19 cho lao động ngành điều. Trong thư có đoạn “Thị trường Mỹ chiếm gần 1/3 trong tổng giá trị 3,5 tỉ USD xuất khẩu điều hằng năm của Việt Nam… Chúng tôi đề nghị Chính phủ Việt Nam hỗ trợ Vinacas triển khai thực hiện việc tiêm phòng vaccine ngừa COVID-19 và các giải pháp liên quan đến COVID-19 nhằm giúp Việt Nam giữ được vị trí dẫn đầu trong ngành, một vị trí mà nếu mất đi, có thể sẽ không bao giờ lấy lại được”.

Tiếp sau đề nghị này, hiệp hội điều Việt Nam (Vinacas) cũng có công văn gửi thủ tướng Phạm Minh Chính. Theo đó, trong thời gian qua hoạt động của các doanh nghiệp ngành điều gặp nhiều khó khăn. Tác động trực tiếp lên chuỗi cung ứng nhân điều thế giới và Mỹ nói riêng. Vì vậy, Vinacas mong mỏi chính phủ ưu tiên các doanh nghiệp thành viên của hiệp hội điều Việt Nam được tiêm vaccine.

Các bài viết cùng chủ đề về ngành điều:.

You may also like

Leave a Comment