Table of Contents
Thị trường hạt điều xuất khẩu sang Pháp tiếp tục là điểm sáng với tốc độ tăng trưởng 7,99%. Trong khi ở thị trường Nga chúng ta bị bám đuổi sát sao bởi Belarus. Sau 5 tháng đầu 2021 Mỹ giảm tốc độ nhập khẩu. Nguyên nhân đến từ tác động của dịch Covid-19 đến cước vận chuyển cũng như lệnh phong tỏa. Ở chiều ngược lại, thị trường hạt điều thô nhập khẩu cũng bị ảnh hưởng tương tự bởi dịch bệnh. Để giảm bớt áp lực khi xuất khẩu gặp khó khăn nhiều doanh nghiệp đang thúc đẩy thị trường tiêu thụ hạt điều trong nước.
Phân tích xu hướng ở các thị trường hạt điều truyền thống của Việt Nam.
Thị trường hạt điều Pháp 5 tháng đầu năm 2021
Thị trường hạt điều Pháp ghi nhận kim ngạch nhập khẩu đạt 52,95 triệu USD. So với 5 tháng đầu 2020 thì giá trị tăng 16,1%. Theo các chuyên gia thị trường Pháp có tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 7,99%/năm. Và sẽ tiếp tục tăng trưởng trong thời gian tới. Người tiêu dùng Pháp ngày càng chuộng các loại snack từ hạt điều. Hạt điều hữu cơ hiện dần trở thành xu hướng của người dân nơi đây. Ngoài ra, người Pháp cũng rất ưa chuộng sữa hoặc các món ăn từ hạt điều.
- Hạt điều Việt Nam sau 5 tháng đầu 2021 chiếm 64,99% thị phần nếu tính theo giá trị. So với cùng kỳ 2020 thì đã tăng 9,58% từ mức 55,41%. Xuất khẩu điều sang Pháp đạt 34,31 triệu USD, tăng 36,2%.
Thị trường hạt điều Nga: Việt Nam nắm giữ ngôi vương với 57,68% sau 6 tháng đầu 2021.
Sản lượng hạt điều nhập khẩu vào Nga đạt 8,45 nghìn tấn với kim ngạch đạt 31,4 triệu USD theo Cơ quan Hải quan Nga. So với cùng kỳ 2020 thì giá trị tăng 22,3% và 50% về sản lượng. Nga được đánh giá là nền nông nghiệp mạnh áp dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật. Tuy nhiên, do thời tiết gặp nhiều bất lợi Nga phải tăng cường nhập khẩu để phục vụ tiêu dùng nội địa.
- Sau 6 tháng đầu 2021 Việt Nam xuất khẩu sang Nga 4,87 ngàn tấn hạt điều tươi nhân trắng. Với giá trị kim ngạch đạt 27 triệu USD. So với cùng kỳ thì tăng 72% về lượng và 29,2% về chất. Hạt điều Việt Nam có thị phần tăng 7,4% từ mức 50,28%. Mặc dù vậy Việt Nam đang bị cạnh tranh gay gắt bởi đối thủ Belarus.
Thị trường hạt điều Ấn Độ 2020 bị ảnh hưởng mạnh bởi dịch Covid-19.
Tính đến năm 2020 Ấn Độ là nước tiêu thụ nhiều hạt điều nhất thế giới (khoảng 1,6 triệu tấn). Tuy nhiên tình hình dịch bệnh đã ảnh hưởng nặng nề đến chuỗi cung ứng hạt điều nơi đây. Nhu cầu hạt điều sụt giảm xuống mức kỷ lục trong vòng 12 năm qua. Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn lạc quan về tình hình tăng trưởng đặc biệt khi dịch bệnh đã được kiểm soát. Giai đoạn 2021 – 2026 thị trường hạt điều Ấn Độ dự báo sẽ tăng trưởng ở mức 4%.
- Sau 4 tháng đâu 2021, xuất khẩu hạt điều của Ấn Đột đạt 36,2 nghìn tấn tăng 98,3% so với cùng kỳ 2020. Kim ngạch xuất khẩu ở mức 175 triệu USD, tăng 22% so với 4 tháng đầu 2020.
Thị trường hạt điều Hoa Kỳ: nhiều dư địa để doanh nghiệp Việt phát triển.

Mỹ là 1 trong những thị trường hạt điều xuất khẩu trọng điểm của Việt Nam.
Thị trường hạt điều Hoa Kỳ hiện chiếm chủ đạo ở khu vực Bắc Mỹ. Theo các chuyên gia thị trường Bắc Mỹ sẽ đạt mức tăng trưởng đạt 4,3% giai đoan 2020 – 2025. Và còn rất nhiều tiềm năng để phát triển. Sau 5 tháng đầu năm 2021 kim ngạch nhập khẩu hạt điều của Mỹ đạt 389,81 triệu USD. So với cùng kỳ 2020 thì kim ngạch đã giảm 17,2%.
- Nếu tính gộp 2 quý đầu 2021 thì Việt Nam đã xuất khẩu 83.436 tấn điều nhân với giá trị 462,92 triệu USD. So với 6 tháng đầu 2020 thì tăng 6% về lượng nhưng giảm tới 11,6% về giá trị.
- Về mặt giá trị nhập khẩu, Việt Nam hiện chiếm 87,64% thị phần Mỹ. Nếu so với 5 tháng đầu 2020 thị phần của chúng ta giảm 0,58% từ mức 88,22%. Giá trị kim ngạch xuất khẩu của hạt điều Việt Nam đạt 341,61 triệu USD, giảm 17,7% so với cùng kỳ năm 2020. Chỉ trong vòng hai tháng (4 và 5) kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ đã gần như tăng gấp đôi.
- Ngược dòng quá khứ, kim ngạch xuất khẩu sang Hoa Kỳ quý 1/2021 đạt 170,16 triệu USD, tương đương 31.010 tấn. So với quý 1/2020 thì kim ngạch đã giảm 30,5% và giảm 10,1% về sản lương.
Thị trường hạt điều Hà Lan với mức tăng trưởng bình quân 3,2%.

thị trường hạt điều xuất khẩu sang Hà Lan có mức tăng trưởng 3,2%.
Hà Lan là một trong những thị trường hạt điều lớn khác của Việt Nam. Với mức tăng trưởng bình quân là 3,2% giai đoạn 5 năm 2020 – 2025. Nếu tính riêng ở châu Âu tổng kim ngạch nhập khẩu của Hà Lan đã chiếm 40%. Còn ở toàn cầu thì thị trường này chiếm tới 10% tổng kim ngạch thương mại.
- Sau 6 tháng 2021 xuất khẩu sang Hà Lan đạt 33,550 tấn tương đương 168,5 triệu USD. Tương đương mức tăng 18% về lượng và giảm 21,2% về kim ngạch so với cùng kỳ.
- Ngược dòng quá khứ. Sau 4 tháng đầu 2021, Việt Nam đã xuất khẩu điều nhân sang Hà Lan với giá trị 173,17 triệu USD.
- Trong năm 2020, Hà Lan tiếp tục nằm trong top 3 thị trượng nhập khẩu điều nhân nhiều nhất với 12,1% thị phần.
Thị trường Trung Quốc tăng trưởng 61% sau 6 tháng đầu 2021.

thị trường hạt điều xuất khẩu sang Trung Quốc tăng 61% chỉ sau 6 tháng đầu 2021.
Trung Quốc luôn năm trong top thị trường hạt điều của Việt Nam. Tuy nhiên khi kinh doanh ở thị trường này các doanh nghiệp cần lưu ý yếu tố mùa vụ của doanh nghiệp Trung Quốc.
- Sau 6 tháng đầu 2021, xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 39.235 tấn, tăng 61% so với cùng kỳ năm trước. Về kim ngạch đạt 292,11 triệu USD, tăng 85,3%.
- Trong 4 tháng đầu 2021, xuất khẩu điều sang Trung Quốc đạt 21.961 tấn.
- Nếu tính riêng 3 tháng đầu 2021 thì xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 15,530 tấn, tăng 136,4% so với cùng kỳ năm trước. Về kim ngạch đạt 112,98 triệu USD, tăng 140,2%.
Các thị trường khác của nhân điều Việt Nam: tiềm năng nhiều nhưng khó khăn cũng không ít.
Thị trường hạt điều Thổ Nhĩ Kỳ với mức tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016-2020 là 20%/năm. Nếu như năm 2016 người Thổ Nhĩ Kỳ chỉ nhập khoảng 5,58 nghìn tấn thì con số này này 2020 đã là 9,3 nghìn tấn. Chỉ sau 2 tháng đầu 2021 Thổ Nhĩ Kỳ đã tiêu thụ 1,86 nghìn tấn điều. Giá trị kim ngạch nhập khẩu đạt 8,48 triệu USD. So với cùng kỳ 2020 thì tăng 140,6% về lường và 108,8% về chất. Trong bối cạnh các thị trường hạt điều chính của Việt Nam đang bị cạnh tranh gay gắt thì các con số thống kê từ thị trường này là điều rất đáng khích lệ. Cụ thể sản lượng điều nhập khẩu của Việt Nam liên tục tăng trưởng 88,1% trong giai đoạn 2016 – 2020.
- Sau 2 tháng đầu 2021 xuất khẩu sang Thổ Nhĩ Kỹ đạt 1720 tấn, tăng 157%. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt 7,82 triệu USD, tăng 122%. Thị phần đạt 92,58% tăng 5,93% so với cùng kỳ năm 2020.
- Năm 2020, Việt Nam đã xuất tổng cộng 8,5 nghìn tấn điều sang Thổ Nhĩ Kỳ. Nhu cầu với hạt điều ở thị trường này tăng mạnh khi người dân buộc phải ở nhà vì dịch COVID-19. Thị phần của chúng ta ước đạt 86,65% sau 2 tháng đầu 2020.
- Quay trở lại năm 2016 thì chúng ta chỉ mới xuất khẩu được 762 tấn hạt điều sang đây.
Thị trường Đức được các chuyên gia dự báo có mức tăng trưởng bình quân đạt 4,1% giai đoạn 2020-2025.
Xuất khẩu hạt điều của Brazil 5 tháng đầu 2021 ước đạt 6320 tấn với kim ngạch 40,33 triệu USD. So với cùng kỳ 2020 thì tăng 0,9% về sản lượng nhưng giảm 11,1% về giá trị. Nếu tính riêng tháng 5/2021 thì kim ngạch xuất khẩu của Brazil ước đạt 9,73 triệu USD. Sản lượng xuất khẩu đạt 1550 tấn. So với cùng kỳ 2020 thì tăng 42,4% về lượng và 44,3% về giá trị. Điểm đáng lưu ý là thị trường Ý của hạt điều Brazil giảm trong khi các thị trường khác đều tăng trong giai đoạn này.
Thị trường hạt điều Canada sau 6 tháng đầu 2021 đã nhập khẩu 9294 tấn điều từ Việt Nam. Giá trị nhập khẩu ước đạt 54,8 triệu USD. So với cùng kỳ năm trước tăng 41,2% về lượng và 27,6% về giá trị.
Thị trường nhập khẩu nhân điều của Nhật Bản sau 5 tháng đầu 2021 đạt 33,17 triệu USD. So với cùng kỳ 2020 thì giảm 11,2%. Người tiêu dùng Nhật đang dần dịch chuyển từ hạt điều Ấn Độ sang hàng Việt Nam.
- Cụ thể thị phần của chúng ta trong 5 tháng đầu 2021 đã tăng lên 38,97%. So với cùng kỳ 2020 thì tăng 5,88% từ mức 33,09%. Xuất khẩu của nhân điều Việt Nam trong khoảng thời gian này ước đạt 12,92 triệu USD, tăng 4,5% so với cùng kỳ 2020.
- Trong khi đó, nhập khẩu điều từ Ấn Độ đạt 19,14 triệu USD, giảm 22,8% so với cùng kỳ.
Thị trường hạt điều Việt Nam xuất khẩu (quý 2/2021): xu hướng dịch chuyển từ Âu sang Á so thiếu container rỗng.
Làn sóng Covid-19 lần thứ 4 dẫn đến tình trang thiếu container rỗng cũng như cước vận chuyển tăng cao. Chính vì vậy mà việc chuyển dịch từ Âu, Mỹ sang Á là điều tất yếu.
- Cụ thể trong quý 2/2021 tỷ trọng xuất khẩu sang châu Mỹ đã giảm xuống còn 33,48%. Trong khi xuất khẩu sang châu Âu đã giảm 27,96%. Ở chiều ngược lại tỷ trọng sang các nước châu Á đã tăng lên 33,59%.
- So với quý 2/2020 thì mức tăng/giảm của năm 2021 là khá rõ rệt. Tỷ trong xuất khẩu sang châu Mỹ, châu Âu và Á lần lượt là 36,79%, 30,01% và 28,02%
Hạt điều Việt Nam xuất khẩu: giá trị kim ngạch và sản lượng qua từng năm.

các thị trường hạt điều xuất khẩu của Việt Nam bị ảnh hưởng bợi tình trạng thiếu hút container rỗng.
Tính riêng quý 2 năm 2021 Việt Nam đã xuất khẩu 160,100 tấn điều tăng 42,7% so với quý 1/2021. Kim ngạch xuất khẩu quý 2/2021 đạt 980,91 triệu USD, tăng 49,3% so với quý 1/2020. Nếu gộp chung 6 tháng 2021 thì xuất khẩu đã tăng 21,8% về lượng và 10,8% về chất so với 6 tháng 2020.
Bảng tổng hợp giá trị kim ngạch xuất khẩu nhân điều năm 2021 và các năm trước đó.
THỜI GIAN | GIÁ TRỊ KIM NGẠCH |
3 tháng đầu 2011 | 204,1 triệu USD |
Cả năm 2012 | 1,48 tỷ USD |
Tháng 12/2020 | 280 triệu USD, giảm 6% so với cùng kỳ năm trước. |
Cả năm 2020 | 3,19 tỷ USD, tăng 3% so với cùng kỳ năm trước. |
Tháng 1/2021 | 268 triệu USD, tăng 51,8% so với cùng kỳ năm trước. |
Tháng 2/2021 | 174 triệu USD |
2 tháng đầu 2021 | 442 triệu USD, tăng 21,5% so với cùng kỳ. |
Tháng 3/2021 | 240 triệu USD, giảm 22,5% so với cùng kỳ. |
3 tháng đầu 2021 | 634 triệu USD, giảm 5,8% so với cùng kỳ. |
Tháng 4/2021 | 286,9 triệu USD, tăng 10,6% so với cùng kỳ. |
4 tháng đầu 2021 | 948,8 triệu USD, giảm 1,7% so với cùng kỳ. |
5 tháng đầu 2021 | 1,29 tỷ USD, tăng 4,9% so với cùng kỳ. |
Tháng 6/2021 | 369,5 triệu USD, tăng 43,2% so với cùng kỳ. |
6 tháng đầu 2021 | 1,65 tỷ, tăng 10,8% so với cùng kỳ. |
Bảng tổng hợp sản lượng hạt điều xuất khẩu năm 2021 và các năm trước đó.
THỜI GIAN | SẢN LƯỢNG XUẤT KHẨU HẠT ĐIỀU |
3 tháng đầu 2011 | 28600 tấn |
Cả năm 2012 | 223.000 tấn |
Tháng 12/2020 | 47.000 tấn, tăng 10,8% so với cùng kỳ. |
Cả năm 2020 | 511.000 tấn, tăng 12,1% so với cùng kỳ. |
Tháng 1/2021 | 45.000 tấn, tăng 78,22% so với cùng kỳ. |
Tháng 2/2021 | 30.000 tấn |
2 tháng đầu 2021 | 75.000 tấn, tăng 46,1% so với cùng kỳ. |
Tháng 3/2021 | 41.000 tấn, giảm 6,8% so với cùng kỳ. |
3 tháng đầu 2021 | 108.000 tấn, tăng 13% so với cùng kỳ. |
Tháng 4/2021 | 48.510 tấn, tăng 8,8% so với cùng kỳ. |
4 tháng đầu 2021 | 161.322 tấn, tăng 15,2% so với cùng kỳ. |
5 tháng đầu 2021 | 216.000 tấn, tăng 18,3% so với cùng kỳ. |
Tháng 6/2021 | 58.746 tấn, tăng 40,8% so với cùng kỳ. |
6 tháng đầu 2021 | 273,537 tấn, tăng 21,8% so với cùng kỳ. |
Thị trường hạt điều Việt Nam xuất khẩu (quý 2/2021): điểm sáng hạt điều W180.
- Sau 6 tháng đầu 2021, xuất khẩu các loại hạt điều đều tăng trừ nhân điều SP. Cụ thể hạt điều W180 có kim ngạch đạt 80,41 triệu USD tăng 98,1% so với cùng kỳ 2020. Kim ngạch hạt điều DW đạt 29,9 triệu USD, tăng 231,7% so với cùng kỳ năm ngoái.
- Trong quý 2/2021 xuất khẩu các loại hạt điều đều tăng so với quý trước đó ngoại trừ nhân điều W450. So với quý 2/2020 thì ngoại trừ nhân điều LP và SP, xuất khẩu các loại khác trong quý 2/2021 đều tăng. Cụ thể hạt điều W180 tăng từ 3,9% (quý 2/2020) lên 5,41% (quý 2/2021).
Thị trường xuất khẩu của hạt điều Việt Nam: Bảng tổng hợp top 3 qua các năm.
THỜI GIAN | TOP 3 THỊ TRƯỜNG HẠT ĐIỀU |
Cả năm 2020 |
|
Tháng 1/2021 |
|
3 tháng đầu 2021 |
|
6 tháng đầu 2021 |
|
Thị trường hạt điều thô trong nước và nhập khẩu qua các năm.
Tổng hợp giá trị kim ngạch và sản lượng nhập khẩu hạt điều thô của toàn ngành.
Bảng tổng hợp kim ngạch hạt điều thô nhập khẩu 2020 – 2021.
THỜI GIAN | KIM NGẠCH NHẬP KHẨU HẠT ĐIỀU THÔ |
Cả năm 2020 | 1,81 tỷ USD, giảm 17,1% so với cùng kỳ. |
Tháng 1/2021 | 186 triệu USD, tăng 220% so với cùng kỳ. |
2 tháng đầu 2021 | 270 triệu USD, tăng 53,5% so với cùng kỳ. |
tháng 3/2021 | 490 triệu USD, tăng 456,82% so với cùng kỳ. |
3 tháng đầu 2021 | 839 triệu USD, tăng 171,5% so với cùng kỳ. |
tháng 4/2021 | 763 triệu USD, giảm 1,1% so với cùng kỳ. |
4 tháng đầu 2021 | 1,9 tỷ USD, tăng 323% so với cùng kỳ. |
5 tháng đầu 2021 | 2,2 tỷ USD, tăng 273% so với cùng kỳ. |
Sản lượng nhập khẩu hạt điều thô của Việt Nam 2020 – 2021.
THỜI GIAN | SẢN LƯỢNG NHẬP KHẨU HẠT ĐIỀU THÔ |
Cả năm 2020 | 1,46 triệu tấn, giảm 10,7% so với cùng kỳ. |
Tháng 1/2021 | 130.000 tấn, tăng 250% so với cùng kỳ. |
2 tháng đầu 2021 | 194.000 tấn, tăng 82,8% so với cùng kỳ. |
tháng 3/2021 | 300.000 tấn, tăng 376,2% so với cùng kỳ. |
3 tháng đầu 2021 | 539.000 tấn, tăng 174,2% so với cùng kỳ. |
tháng 4/2021 | 468.716 tấn, giảm 2,3% so với cùng kỳ. |
4 tháng đầu 2021 | 1,2 triệu tấn, tăng 300% so với cùng kỳ. |
5 tháng đầu 2021 | 1,4 triệu tấn, tăng 237% so với cùng kỳ. |
Top 3 thị trường hạt điều thô xuất khẩu sang Việt Nam.
THỜI GIAN | TOP 3 THỊ TRƯỜNG |
Cả năm 2020 |
|
Tháng 1/2021 |
|
3 tháng đầu 2021 |
|
Thị trường hạt điều thô trong nước bị chi phối bởi thương lái.

ba kênh tiêu thụ của thương lái
Thương lái là người mua gom, chủ vựa hoặc đại lý thu mua hạt điều. Thương lái bắt đầu xuất hiện từ năm 1986 và phát triển mạnh từ sau năm 2000. Những kết quả tích cực của ngành điều Việt Nam trong suốt thời gian qua có sự đóng góp của thương lái. Thống kê sơ bộ thì có khoảng 3000 thương lái đảm nhân việc thu mua hạt điều. Riêng tỉnh Bình Phước có hơn 1000 thương lái.
Thương lái am hiểu mùa vụ thu hoạch điều của từng xã, huyện có trồng điều. Họ có quan hệ thân thiết với các hộ và trang trại trồng điều cũng những những cơ sơ chế biến hạt điều. Các công ty chế biến hạt điều xuất khẩu rất cần sự hỗ trợ của thương lại. Nguyên nhân là do những nhà máy này với công suất lớn nên không thể trực tiếp thu gom hết.
Lý do nhiều thương lái hoạt động chưa hiệu quả:
- họ thường làm việc thời vụ,
- quy mô nhỏ,
- năng lực cạnh tranh không cao.
- Trình độ và kiến thức liên quan đến ngành thấp,
- ít vốn hoạt động
- thiếu tính chuyên nghiệp.
- Ngoài ra, việc ít hợp tác chia thị trường mua và bán hạt điều cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên.
Nhìn chung, hạt điều có số lượng lớn được thu mua qua 2 đến 3 nhà thu mua trước khi đến được cơ sở chế biến. Điều này dẫn đến việc làm tăng giá nguyên liệu hạt điều.
3 hạn chế của kênh thu mua của thương lái:
- Hiện tượng tranh mua để bán tạo nên thị trường hạt điều thô ảo, đặc biệt Bình Phước. Ở đó người trồng điều và doanh nghiệp chế biến hạt điều không nắm rõ giá trị thật của điều Bình Phước.
- Tình trạng ngâm nước, trộn tạp chất vào điều Bình Phước làm giảm chất lượng nguyên liệu hạt điều.
- Tình trạng buôn bán lòng vòng: Cao điểm là những năm điều trong nước giảm sản lượng và giá xuất khẩu nhân điều ở mức cao.
3 nguyên nhân dẫn đến sự biến động của thị trường hạt điều thô trong nước:
- Mối liên kết giữa trồng trọt, thu mua, chế biến hạt điều chưa thật vững chắc.
- Tinh thần chia sẻ lợi ích: Các bên chưa cùng nhìn về một hướng.
- Cơ chế thị trường: Thiếu vai trò điều hành, quản lý của cơ quan chức năng.
Phát triển thị trường tiêu thụ hạt điều trong nước.

các thị trường hạt điều trong nước
Với những biến động của thị trường hạt điều xuất khẩu nhiều doanh nghiệp đã chủ động quay về thị trường nội địa. Giải pháp cho thị trường tiêu thụ hạt điều trong nước nằm ở việc chế biến sâu. Quay ngược vòng lịch sử từ năm 2005 đã có hơn 30 cơ sở tham gia chế biến sâu. Một công ty Việt Nam đã đầu tư dây chuyền thiết bị hiện đại (6 tỷ). Cần lưu ý là tại thời điểm 2005 thì 6 tỷ là con số khá lớn. Công suất thiết kế là 2000 tấn sản phẩm/năm. Nhà máy đạt các tiêu chuẩn ISO và HACCP.
Bài học từ thị trường hạt điều trong nước của Ấn Độ.
Ấn Độ là một điển hình về việc phát triển chế biến sâu để phục vụ thị trường hạt điều trong nước. Trước năm 1990, toàn bộ hạt điều điều thô của nước này đều được các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu. Từ năm 1990, ngành điều Ấn Độ đã mạnh dạn thay đổi, tìm cách phát triển cung cầu trong nước. Chính nhờ những nỗ lực này mà Ấn Độ đã chuyển đổi từ xuất khẩu nhân điều sang chế biến sâu phục vụ nội địa. Từ năm 2000 trở đi, việc tầng lớp trung lưu và thượng lưu gia tăng nhanh chóng càng làm việc tiêu thụ nhân điều tăng theo. Phương pháp của Ấn Độ có thể tóm gọn trong 5 gạch đầu dòng sau:
- Cơ cấu giá thành: Người tiêu dùng có thu nhập trung bình chiếm phần lớn trong xã hội.
- Chuẩn hóa hệ thống sản xuất: Việc đáp ứng các điều kiện VSATTP cũng như nguồn gốc xuất xứ (bao bì đóng gói, mẫu mã, mã vạch) là hết sức cần thiết. Ngoài ra công tác giám sát chất lượng hàng hóa cũng đặc biệt quan trọng.
- Đa dạng hóa sản phẩm: Nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng đa dạng vì vậy vòng đời sản phẩm sẽ ngày càng ngắn lại. Có thể kể đến kem, chocolate, bánh kẹo, cơm trộn,… Phát triển các sản phẩm có khối lượng 50-100 gram với giá trị nhỏ đánh vào tâm lý người tiêu dùng.
- Khâu phân phối, bán hàng: Doanh nghiệp cần phát triển các kênh bán hàng khác nhau. Cần cố gắng tăng cường độ hiện diện để thu hút sự chú ý.
- Các kênh bán hàng từ truyền thống như chợ phiên, chợ làng, lễ hội được quan tâm.
- Các kênh bán hàng hiện đại như trung tâm thương mại, siêu thị cũng được chú trọng tối đa.
- Kênh thương mại điện tử.
- Khâu quảng bá, tiếp thị sản phẩm: Cần đặc biệt chú trọng tác dụng của hạt điều với sức khỏe. Hạt điều là thực phẩm tốt đối với bệnh nhân tiểu đường. Xây dựng logo kết nối lợi ích sức khỏe của hạt điều với tên thương hiệu. Trong chuỗi giá trị gia tăng thì đây là khâu mang lại lợi nhuận lớn nhất.
Cơ hội khi phát triển thị trường hạt điều nội địa theo cách của Ấn Độ.
- Cơ cấu giá thành: Việt Nam được đánh giá là nước có dân số trẻ. Thu nhập bình quân đầu người cũng như việc tầng lớp trung lưu tăng. Vì vậy doanh nghiệp cần tìm cách cắt giảm chi phi trung gian để có giá thành tốt nhất. Phù hợp với tầng lớp này.
- Chuẩn hóa quy trình sản xuất hạt điều: Việc là quốc gia xuất khẩu nhân điều nhiều nhất thế giới là một lợi thế. Chúng ta đã quen với các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế.
Thách thức khi phát triển thị trường tiêu thụ hạt điều nội địa.
- Thói quen của người tiêu dùng Việt Nam thường chỉ sử dụng hạt điều rang muối vào dịp tết. Đối với mặt hàng chế biến sâu, chúng ta chưa có thói quen tiêu thụ rộng rãi. Tính đến năm 2014, tỷ trong hạt điều chế biến sâu dừng ở mức dưới 10%.
- Các sản phẩm hạt điều chế biến sâu chưa đa dạng. Sự hiện diện của hạt điều trong bánh kéo, thực phẩm chưa nhiều.
- Khâu phân phối online chưa phải là lựa chọn hàng đầu của các doanh nghiệp. Lý do là vì các sản giao dịch thường đòi hỏi phải chuẩn hóa chất lượng. Đòi hỏi xây dựng tiêu chuẩn cụ thể, chi tiết với nền sản xuất nông nghiệp của Việt Nam là quá khó. Lý do thứ 2 là do việc phải ký quỹ, vận chuyển hàng hóa đến kho của sàn. Tiếp đó hàng sẽ lưu ở kho này cho đến khi có người mua. Phần lớn doanh nghiệp ngành điều là nhỏ và siêu nhỏ. Vốn lưu động luôn thuộc dạng mỏng, dẫn đến rủi ro không đủ khả năng gồng gánh trong thời gian dài. Cuối cùng, chi phí quảng cáo bán hàng trên các trang mạng là rất cao.
- Hạt điều dễ bị hỏng trong quá trình lưu kho. Ngoài ra trường hợp để lâu không có người mua thì hàng sẽ bị trả lại cho nhà sản xuất. Lúc này lựa chọn duy nhất của doanh nghiệp là phải bán tháo.
- Thói quen của người Việt: Việc mua đứt bán đoạn qua hệ thống thương lái từ lâu đã trở thành thói quen. Điều này không dễ để thay đổi 1 sớm, 1 chiều.
- Nhiều lỗ hổng: luật pháp và chính sách của Nhà nước vẫn còn nhiều lỗ hổng dễ bị tin tặc lợi dụng để trục lợi.
- Thói quen của người nông dân: với những người trực tiếp trồng cây điều việc sử dụng thương mại điện tử là điều gì đó hoàn toàn xa lạ.
Các bài viết hấp dẫn khác cùng chủ đề:
- Hiệp hội điều Việt Nam (VINACAS).
- Tất tần tật về cách làm và giá hạt điều socola mà bạn cần biết.
- Tìm hiểu cách làm hat điều wasabi cũng như giá hạt điều wasabi chế biến trên thị trường.
- Mua hạt điều ở đâu ngon nhất? Cùng Andy Farm tìm hiểu về địa chỉ mua hạt điều uy tín nhé.