fbpx

Quản lý dịch hại tổng hợp trên cây điều: định nghĩa, phương pháp và các giai đoạn cần chú ý khi phòng trừ sâu bệnh hại.

by Farm Andy
quản lý dịch hại tổng hợp trên cây điều IPM

Quản lý dịch hại tổng hợp trên cây điều là một chiến lược áp dụng nhiều giải pháp khác nhau. Nhìn chung IPM trên cây điều hướng đến việc hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, cân bằng với thiên nhiên. Ngoài ra, quản lý dịch hại tổng hợp còn hướng đến một nền nông nghiệp bền vững. Trong IPM, ưu tiên là sử dụng các biện pháp canh tác cũng như sinh học. Thuốc bảo vệ thực vật chỉ được sử dụng khi thực sự không còn giải pháp nào khác.

Những điều cần biết khi tiến hành quản lý dịch hại tổng hợp trên cây điều.

Định nghĩa về quản lý dịch hại tổng hợp trên cây điều IPM

IPM là chữ viết tắt của Integrated Pest Management hay quản lý dịch hại tổng hợp. Theo tổ chức FAO thì đây là hệ thống mà trong khung cảnh cụ thể của môi trường và biến động quần thể của các loại dịch hại, sử dụng tất cả các kỹ thuật và biện pháp thích hợp có thể được. Mục tiêu là để duy tri mật độ loại gây hại ở dưới mức gây ra những thiệt hại kinh tế.

Tại sao lại cần quản lý dịch hại tổng hợp trên cây điều.

Việc sử dụng thuốc trừ sâu bừa bãi, quá mức đã dẫn đến những hậu quả khôn lường. Có thể kể đến việc kháng thuốc trừ sâu của sâu bệnh hại, tiến hóa của những loài sâu bệnh. Ngoài ra, sử dụng thuốc trừ sâu quá mức cũng gây ngô độc cho con người cũng như các loài vật khác.

Nguyên tắc khi áp dụng quản lý dịch hại tổng hợp trên cây điều

Quản lý dịch hại tổng hợp trên cây điều cần có sự biến đổi cho phù hợp với tình hình thực tế của vườn. Tuyệt đối không được “cứng nhắc”. Các nguyên tắc chung của IPM trên cây điều gồm:

  • Thường xuyên theo dõi vườn điều để dự báo tình hình sâu bệnh. Từ đó có biện pháp ứng phó kịp thời.
  • “Phòng” là chủ yếu, “trừ” là quan trọng.
  • Kết hợp nhiều phương pháp khác nhau.

3 Nhóm biện pháp trong quản lý dịch hại tổng hợp trên cây điều

Sử dụng giống điều ghép để trồng.

Đây là những giống điều cho trái sớm, năng suất hạt thường ở mức cao cũng như có khả năng thích nghi với nhiều điều kiện thời tiết. Có thể kể đến các giống đã được bộ NN&PTNT công nhận như DDH 66-14, DDH 67-15, PN1,… Các giống điều ghép được nhân giống trong vườn ươm cần thỏa mãn các tiêu chí:

  • Nếu trồng điều bằng hạt thì phải ngâm nước ấm (2 sôi 3 lạnh ở nhiệt độ 52 – 55 độ C). Hoặc sử dụng thuốc trừ nấm như Benomyl, Mancozeb, Rovral.
  • Đất sử dụng để trồng cần phải được khử nấm. Đồng thời cần dùng bạt nylon che kín 10 ngày rồi mới dở bạt trộn đều đất. Thời gian tiến hành là 3 ngày trước khi đóng bầu.
  • Xây dựng vườn ươm khô ráo, thoáng mạt.
  • Mật độ gieo phải hài hòa, không được quá dày hay quá mỏng.
  • Nguồn nước tươi cần tránh bị ô nhiễm, sạch sẽ.
  • Cây điều sử dụng làm gốc hoặc cành ghép cần phải sạch sâu bệnh, khỏe mạnh.

Biện pháp canh tác trong quản lý dịch bệnh tổng hợp.

trồng cây chắn gió giúp giảm sự lây lan của sâu bệnh hại

trồng cây chắn gió giúp giảm sự lây lan của sâu bệnh hại

  • Khi vệ sinh đồng ruộng cần làm cỏ để tránh tạo nợi ở cho sâu bệnh hại. Đối với những vườn điều không bị sâu bệnh hại có thể ủ lá điều khô để làm phân bón. Trường hợp bị sâu bệnh hại tàn phá thì cần chặt bỏ cành bị hại. Sau đó thu gom tàn dư và tiêu hủy.
  • Khi áp dụng biện pháp luân canh cần chú ý không chọn cây có cùng dạng sâu bệnh hại. Đối với việc áp dụng xen canh thì có thể trồng đậu phộng, đậu xanh, đậu đen, bắp,… Những loại cây họ đậu này giúp giảm cỏ dại. Lưu ý không trồng đậu đũa vì cây thường hấp dẫn bọ xít muỗi, loại sâu hại chính của cây điều. Cây xen canh cần cách mép tán điều 1m.
  • Trồng cây chắn gió giúp giảm sự phát triển của nguồn bệnh. Ngoài ra, chúng cũng giúp tránh việc gió mạnh tạo ra vết thương do cọ sát. Tránh tình trạng cây bị gãy cành hoặc bật gốc.
  • Áp dụng đúng kỹ thuật trồng trọt: Trồng đúng thời vụ để cây phát triển tốt, bộ rễ phát triển mạnh có khả năng chống chịu sâu bệnh hại. Mật độ trồng hợp lý giúp cây phát triển tốt. Cuối cùng, áp dụng đúng cách thu hoạch để đảm bảo năng suất và chất lượng hạt.
quản lý dịch hại tổng hợp trên cây điều 2

đốt tàn dư là biện pháp canh tác trong quản lý dịch hại tổng hợp

thu gom tàn dư (nguồn: bộ NN&PTNT)

thu gom tàn dư (nguồn: bộ NN&PTNT)

làm cỏ điều (nguồn: bộ NN&PTNT)

làm cỏ điều (nguồn: bộ NN&PTNT)

Biện pháp cơ giới, vật lý khi tiến hành quản lý dịch hại tổng hợp trên cây điều

  • Huy động nhân sự tiến hành bắt diệt dịch hại bằng vợt, bẫy, dao cưa. Biện pháp này thường đòi hỏi số lượng nhân sự tham gia đông.
  • Dùng bẫy bả để diệt sâu: Dùng đèn bẫy để bắt côn trùng thích ánh sáng. Tổ chức bẫy đèn vào thời kỳ trưởng thành: thực hiện trong vòng từ 3 đến 5 ngày. Thời gian từ 19 đến 23 giờ. Dụng cụ là đèn dầu, đèn điện… Đặt đèn trong chậu nước có lớp dầu mỏng. Vị trí của đèn cao hơn bề mặt cây trồng từ 30 đến 40 cm. Trường hợp trời mưa, sáng trăng thì hiệu quả sẽ không cao. Bã độc cũng được dùng để trị côn trung có xu hướng thích mùi vị, hóa chất. Thành phần bả gồm chất hấp dẫn và 1% độc tố.
  • Dùng nhiệt độ – ẩm độ: Mỗi loại sâu bệnh hại sẽ chỉ sống ở một nhiệt độ nhất định. Vì vậy cần tiến hành sấy, phơi khô nông sản. Ngoài ra, có thể dùng nước nóng để diệt nấm mốc trên hạt giống.

Biện pháp sinh học khi áp dụng IPM

Các loại vi sinh vật gây bệnh cho côn trùng:

Trong tự nhiên loài vật này sẽ là nguồn thức ăn cho loài vật khác. Chính vì vậy việc nghiên cứu thiên địch của các loài sâu bệnh gây hại cho cây điều rất quan trong. Chẳng hạn:

  • Chế phẩm Bt giúp tiêu diệt bộ cánh phấn, bộ chế phẩm vi sinh Bacilus penetrans dùng để trừ tuyến trùng.
  • Chế phẩm Tricoderma giúp ngăn chặn tác nhân gây bệnh trong đất như tuyến trùng, nấm. Chính vì vậy mà chúng được đóng gói và lưu hành như những loại thuốc trừ sâu khác. Nhà nông nên sử dụng chế phẩm này để xử lý hạt trước khi gieo, phun lên vết bệnh. Ngoài ra, có thể kết hợp chung với phân hữu cơ để cho vào bầu hoặc bón trực tiếp cho cây. Đối với cây non trong vườn ươm nhà nông nên kết hợp tàn dư thực vật với phân chuồng. Sau đó trộn đều và gom thành đống (đáy 2m, cao 1,2 đến 1,5m). Tiếp đó, tưới nước vừa đủ ẩm (nắm chặt tay thấy nước rịn ra). Tưới nấm Trico-ĐHCT (20-30g/m3) sau đó phủ bạt nhựa để giữ ẩm. Tưới hằng tuần để giữ ẩm. Đảo đống ủ sau khoảng 3 tuần. Khi phân đã hoai mục (sau 6 đến 8 tuần) thì dùng để làm bầu ươm cây con. Đối với bệnh gây hại rễ thì cũng có thể sử dụng tàn dư thực vật kết hợp với phân hoai mục, chế phẩm vi sinh.

Các loại côn trùng bắt mồi và ký sinh:

Các loại sâu hại cây điều như sâu róm, bọ đục cành, xén tóc là thức ăn cho côn trung thiên địch. Mật độ thiên địch càng lớn thì sâu hại càng nhỏ và ngược lại. Với những vườn điều ít sử dụng thuốc bảo vệ thực vật thì lượng côn trùng có ích sẽ tăng cao. Côn trùng có ích bao gồm: bọ ngựa, bọ rùa, ruồi, bọ mắt vàng,… Thiên địch của bọ xít muối như kiến vàng, bọ ngựa, nhện. Thiên địch của bọ cánh cứng đục ngọn là kiến vàng, ong ký sinh. Thiên địch của rầy mềm là bọ rùa, ruồi, bọ mắt vàng. Kiến vàng giúp ngăn sự phát triển của sâu bệnh hai nghiêm trọng như bọ xít muỗi, bọ cánh cứng đục ngọn,… Bệnh thán thư có liên hệ chặt chẽ với bọ xít muỗi. Kiến vàng ăn bọ xít muỗi từ đó giảm thiệt hại của bệnh thán thư.

quản lý dịch hại tổng hợp trên cây điều 1

kiến vàng là thiên địch của yếu của bọ cánh cứng đục ngọn điều

Cách sử dụng kiến vàng hiệu quả và điều trị bệnh thán thư

  • Diệt hết kiến hôi và kiến vàng hiện có trước khi thả mới.
  • Thả tối thiểu 2 tổ vào các ngã 3, ngã 4 gần ngọn của cây.
  • Nếu trong vườn có sẵn tổ kiến vàng thì chăng dây để kiến có thể di chuyển sang chỗ mới.
  • Treo thức ăn lên cây để kiến vàng có thức ăn, đặc biệt là vào mùa khô khi sâu hại ít.
  • Hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu có nguồn gốc vô cơ. Trong trường hợp cấp thiết thì dùng dầu khoáng Dc-Trons plus. Cố gắng phun càng ít, không xít thuốc liên tiếp nhiều lần. Tránh phun trực tiếp lên tổ kiến.
  • Xung quanh vườn nên trồng các loại cây mà kiến vàng ưa thích.

Biện pháp hóa học khi tiến hành quản lý dịch hại tổng hợp trên cây điều.

Quản lý dịch hại tổng hợp trên cây điều cũng sử dụng các biện pháp hóa học. Lý do đến từ việc chúng mang lại tác dụng nhanh chóng, triệt để với hiệu quả kinh tế cao. Ngoài việc hạn chế sâu bệnh hại thì thuốc bảo vệ thực vật còn kích thích sự phát triển của cây. Tuy nhiên vượt quá liều lượng cho phép thì sẽ gây hậu quả nghiêm trong đến môi trường. Chính vậy áp dụng quản lý dịch hại tổng hợp trên cây điều đồng nghĩa với việc thực hiện nguyên tắc 4 đúng.

Nguyên tắc 4 đúng khi sử dụng thuốc trên đồng ruộng.

  • Đúng thuốc: Mỗi loại thuốc chỉ có khả năng khắc chế một loại sâu hại nhất định, đặc biệt là thuốc có tính chọn lọc. Chính vì vậy cần chọn đúng thuốc cho loại sâu hại cần trừ. Ưu tiên thuốc đặc trị, có tính chọn lọc cao.
  • Đúng thời điểm dịch hại dễ chết nhất (sâu tuổi 1 – 2, bệnh mới chớm phát). Thời điểm cây trồng và thiên địch an toàn nhất, gió lặng, mát mẻ, tránh trời quá nắng. Thời điểm sáng sớm hoặc chiều mát là tốt nhất. Nếu sử dụng các loại thuốc “nội hấp” thì nên phun vào buổi sáng vì cây sẽ dễ hấp thụ hơn.
  • Đúng liệu lượng, nồng độ: Để mang lại hiệu quả cao nhất cũng như an toàn cho người sử dụng. Cần sử dụng thuốc đúng nồng độ quy định. Người phun thuốc cần cân đóng đúng liều lượng. Tuyệt đối tránh tùy tiện ước lượng. Vì có thể gây lãng phí cũng như mang lại hậu quả khôn lường.
  • Đúng cách: Bà con nông dân cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trước khi tiến hành sử dụng. Cụ thể mỗi loại thuốc sẽ chỉ được sử dụng trên một diện tích nhất định. Trong nhiều trường hợp cần trộn thêm bột hoặc cát khô để rắc cho đều. Đối với loại thuốc bảo vệ thực vật ở dạng long cần phải đong cẩn thận. Cần đổ ít nước vào bình rồi khuấy đều cho tan. Cuối cùng đổ đủ lượng nước cần. Mỗi loại sâu bệnh hại đề sử dụng một loại thuốc riêng. Khi phun cần đều, tập trung vào nơi có nhiều sâu bệnh. Áp dụng “đúng” tốc độ phun thuốc.

Ký hiểu một số dạng thuốc bảo vệ thực vật

Dạng thuốc Chữ viết tắt Tính chất khi sử dụng
Nhũ dầu ND, EC Thuốc ở thể lỏng, trong suốt. Dễ bắt lửa và cháy nổ, hòa tan trong nước.
Dung dịch DD, SL, L, AS Hòa tan trong nước, hông chứa chất hóa sữa.
Bột thấm nước BTN, WP, SP, DF, WDG Dạng bột mịn, phân tán trong nước thành dung dịch huyền phù.
Huyền phù Fl, FC, SC Lắc đều khi sử dụng.
Hạt H, G, GR Chủ yếu rải vào đất.
Dạng sữa FW Lắc đều trước khi sử dụng.
Thuốc bột D, BR Không tan trong nước.

3 Giai đoạn cần chú ý khi áp dụng quản lý dịch hại tổng hợp trên cây điều

Giai đoạn kiến thiết cơ bản của cây điều

Giai đoạn kiến thiết cơ bản được tính là từ khi cây mới trồng đến tầm 3,4 tuổi. Ở giai đoạn này cây thường ra nhiều đợt chồi liên tiếp. Ở thời kỳ này cây điều rất dễ bị sâu ăn lá, sâu đục đọt. Vì vậy cần tiến hành phu Sherpa, Supracide. Tần suất phun 2 lần. Khoảng cách giữa 2 lần là từ 7 đến 10 ngày. Thời điềm phun là khi cây đã phát triển hoàn thành một đợt lá. Cây đang nhú lên đọt lá tiếp theo.

Giai đoạn cây bắt đầu cho trái

Sau mùa điều (tháng 5 đến 7)

Cần tiến hành dọn vườn, cắt tỉa đốt các cành sâu bệnh sau khi mùa thu hoạch hạt điều kết thúc. Nên kết hợp vôi, phân bò, đất sét hoặc dung dịch bordeaux 1:4;15 để quét quanh gốc khoảng 1m. Mục đích là ngăn ngừa bệnh nấm hồng.

Thời kỳ cây điều ra chồi non (tháng 8 đến 12)

Khi cây điều ra từ 1 đến 3 đợt lá non thường sẽ bị sâu đục ngọn, sâu ăn lá,… Ở giai đoạn này nền kết hợp thuốc trừ sâu và thuốc trừ bệnh. Thuốc trừ sâu có thể kể đến Sherpa, Decis, Bitox,… Thuốc trừ bệnh bao gồm Bordeaux 1%, COC 85, Champion,…

Thời kỳ cây điều ra hoa đậu trái (tháng 1 đến 4)

bọ ngựa ăn thịt bọ xít muỗi

bọ ngựa ăn thịt bọ xít muỗi

Đây là giai đoạn giúp phòng bệnh hiệu quả nhất và quan trọng nhất. Ở giai đoạn này cây điều thường gặp các loại sâu hại lá như sâu phỏng lá, sâu róm đỏ, châu chấu xanh hoặc thán thư. Có 4 nhóm thuốc bảo vệ và kích thích cây điều sinh trưởng có thể sử dụng:

  • Phòng trừ sâu: Sharpa, Bitox,…
  • Phòng bệnh: Bavistin, Champion, Ridomil, Antracol… Với bệnh gây khô, rụng trái điều non thì nên dùng Alietle vì có tác dụng cao.
  • Kích thích sinh trưởng: Atonix, Dekamon, HQ 101.
  • Phân bón lá Flower, Multipholiate, KNO3

Bài viết khác có thể bạn quan tâm:

You may also like