Table of Contents
Loại sữa thực vật nào phù hợp nhất để pha chế cà phê?” chắc hẳn là câu hỏi mà nhiều bạn nghiện cà phê sẽ thắc mắc. Nếu vậy thì hãy cùng Andy Farm tìm hiểu nhé!
Sự khác biệt giữa có sữa và không sữa khi pha chế cà phê
Hương vị và thẩm mỹ là hai yếu tố quan trọng khi pha chế cà phế. Và hiển nhiên sữa là nguyên liệu ảnh hưởng trực tiếp đến hai yếu tố này. Các loại cà phê hiện đại sử dụng sữa hấp để tạo bọt bằng cách “kéo căng” sữa. Có thể kể đến cà phê trắng, latte hay cappuccino đều áp dụng nguyên lý này.
Tại sao lại cần phải có sữa khi pha chế cà phê?
Thông thường sữa được tạo thành từ các phân tử protein. Hàm lượng protein của mỗi loại sữa có sự khác nhau. Tuy nhiên, khi chúng ta làm nóng sữa lên thì sữa sẽ chảy ra. Lúc này sữa sẽ giữ lại không khí và kéo dài sữa thành bọt.
Hiệu suất tạo bọt của mỗi loại sữa dùng để pha chế có sự khác biệt. Lý do đến từ việc sữa “có sữa (dairy)” và “không phải sữa (non-dairy)” có sự khác biệt lớn. Chính vì hiệu suất khác nhau mà hương vị và cấu trúc của cà phê khi chế biến cũng có sự khác biệt.
Loại sữa thực vật nào phù hợp nhất để pha chế cà phê?
Dưới đây là những dòng sữa thực vật có thể dùng để thay thế sữa có sữa. Trong khuôn khổ bài viết này Andy muốn đề cập đến sữa từ đậu nành, hạnh nhân, dừa, yến mạch, hạt điều, gạo. Ngoài ra, còn có sữa hạt gai dầu, sữa đậu gà.
Sữa đậu nành
Có thể nói sữa đậu nành là loại sữa thực vật mà các barista hay dùng nhất để pha chế cà phê. Sữa đậu nành từ lâu đã được sử dụng vì mức độ phổ biến của nó. Ngoài ra, giá thành thấp cũng như hàm lượng protein cao cũng là điểm cộng lớn của loại sữa này.

sữa đậu nành
Hương vị của cà phê sử dụng sữa đậu nành.
Có thể nói sử dụng sữa đậu nành là một giải pháp an toàn. Vì sữa đậu nành không làm ảnh hưởng đến hương vị của cà phê.
Sữa đậu nành có phải là loại sữa thực vật phù hợp nhất để tạo ra ly cà phê ngon hay không?
Sữa đậu nành là giải pháp thay thế sữa chứa sữa phổ biến. Chúng có lượng protein cũng như hiệu suất tạo bọt khi đun nóng tương đương sữa chứa sữa. Sữa đậu nành giúp dễ dàng tái tạo kết cấu sủi bọt mịn của sữa chứa sữa. Tuy nhiên, chúng thường động lại do phản ứng với nhiệt độ cũng như độ acid của cà phê. Vì vậy khi pha chế các bạn cần lưu ý.
Sữa hạnh nhân
Mức độ phổ biến của sữa hạnh nhân ngày càng tăng cao. Loại sữa hạt này vừa có thể dùng chung với chất tạo ngọt lẫn dùng riêng đều rất ổn. Chính nhờ sự đa dạng này mà khi kết hợp với cà phê thì hương vị của chúng được đánh giá cao bởi các chuyên gia.

sữa hạnh nhân
Hương vị của cà phê sử dụng sữa hạnh nhân.
Hạnh nhân có vị béo ngậy với hậu vị hơi đắng. Chính vì vậy mà một số bạn sẽ thường bỏ đường vào khi pha chế hạnh nhân với cà phê.
Sữa hạnh nhân có phải là loại sữa thực vật phù hợp nhất để tạo ra ly cà phê ngon hay không?
Nếu bạn thích món cà phê của mình có thêm hương vị mới lạ thì đây sẽ là điểm cộng của sữa hạnh nhân. Tuy nhiên, hạnh nhân không có nhiều protein như sữa chứa sữa. Chính vì vậy mà chúng sẽ tạo ra một lớp nước tách ra phía dưới lớp bọt.
Sữa dừa
Sữa dừa thường ở dạng kem và đặc tự nhiên. Chính vì vậy chúng thường được dùng để tạo bọt. Ngoài ra, sữa dừa còn có hàm lượng chất béo lành mạnh cao.

sữa dừa
Hương vị của cà phê sử dụng sữa dừa.
Vị ngọt của sữa dừa phải nói là rất “mạnh”. Vì vậy một số bạn thường lo lắng rằng sữa sẽ làm mất đi hương vị vốn có của cà phê. Nhưng thực tế thì chúng phụ thuộc vào kỹ thuật pha chế cũng như “độ mạnh” của cà phê.
Sữa dừa có phải là loại sữa thực vật phù hợp nhất để tạo ra ly cà phê ngon hay không?
Ưu điểm của sữa dừa là chúng sẽ làm cho ly cà phê của bạn “ngọt lịm” mà không cần phải cho thêm chất tạo ngọt. Thêm vào đó, sữa dừa cũng dễ sủi bọt phù hợp cho loại cà phê pha máy. Một điểm cần lưu ý là bọt thường tan rất nhanh.
Sữa yến mạch
Sữa yến mạch là một trong những loại sữa không sữa phổ biến nhất để pha chế cà phê. Để làm sữa bạn cần kết hợp yến mạch với nước và đôi khi là dầu hạt cải để tạo nhũ tương. Sữa yến mạch là một đối thủ đáng gờm của sữa bò.
Sữa yến mạch có nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Sữa chứa nhiều protein, chất xơ, có vị ngọt tự nhiên nhưng lại không chứa chất béo bão hòa. Yến mạch cũng chứa beta-glucans giúp hỗ trợ sức khỏe tim mạch và giảm cholesterol.

sữa yến mạch
Hương vị của cà phê sử dụng sữa yến mạch.
Yến mạch là một loại ngũ cốc vì vậy chúng mang theo trong mình hương vị của lúa mì. Nhiều người uống cà phê rất thích hương vị mạch nha. Chính vì vậy mà sữa yến mạch được xem là đối thủ nặng ký nhất để thay thế sữa bò.
Sữa yến mạch có phải là loại sữa thực vật phù hợp nhất để tạo ra ly cà phê ngon hay không?
Sữa yến mạch có kết cấu dạng kem đặc, vị béo của bơ. Do đó, chúng giúp bổ sung những điểm chưa hoàn thiện của sữa bò. Sữa yến mạch có khả năng co giãn tốt và tạo bọt đẹp. Tuy nhiên, cũng giống như những loại sữa thực vật khác, chúng thường hay bị tách nước.
Sữa hạt điều
Sữa hạt điều có đặc tính tương tự sữa bò nhưng lại thường mắc hơn. Hạt điều cũng thường đắt hơn khi đặt lên bàn cân với các loại hạt khác như đậu nành, hạnh nhân,…

sữa hạt điều
Hương vị của cà phê sử dụng sữa hạt điều.
Sữa hạt điều không có vị “rất hạt” như những loại sữa hạt khác. Ngược lại, chúng có vị ngọt nhẹ tự nhiên cũng như độ béo ngậy mà không loại sữa nào sánh được. Theo nhiều barista thì sữa nhà làm sẽ ngon hơn các nhãn hiệu sữa có sẵn trên thị trường. Chính vì bạn nên cân nhắc mua hạt điều về để làm sữa. Vừa ngon lại giúp tiết giảm chi phí!
Sữa hạt điều có phải là loại sữa thực vật phù hợp nhất để tạo ra ly cà phê ngon hay không?
Khi hấp sữa hạt điều tạo ra độ căng vừa phải nhưng đồng thời cũng tạo ra bọt lớn hơn. Những bọt này cũng thường ít đặc hơn trong quá trình pha chế.
Sữa gạo
Sữa gạo là loại sữa không chứa sữa. Chúng cũng không được xếp vào hàng ngũ sữa hạt. Do đó, chúng thường được dùng để cho những người uống cà phê nhưng bị dị ứng hoặc không dung nạp lactose. So với các loại sữa thực vật khác chúng nhẹ và dễ uống hơn.

sữa gạo có hương vị trung tính nên sẽ không lấn át hương vị của cà phê
Hương vị của cà phê sử dụng sữa gạo.
Sữa gạo là loại sữa trung tính. Chính vì vậy mà khi dùng chung với cà phê bạn không sợ chúng “lấn át” hương vị của cà phê. Ngoài ra, sữa gạo thường lỏng nên sẽ giúp làm loãng ly cà phê của bạn.
Sữa gạo có phải là loại sữa thực vật phù hợp nhất để tạo ra ly cà phê ngon hay không?
Sữa gạo thiếu protein vì vậy chúng không được dùng cho các loại cà phê pha máy. Việc thiếu protein làm sữa gạo không giúp tạo ra được cấu trúc bọt cần thiết khi pha chế cà phê.
Sữa hạt gai dầu
Sữa hạt gai dầu là loại sữa không sữa phổ biến vì hàm lượng protein cao. Cây gai dầu có chứa THC (tetrahydrocannabinol), thành phần kích thích thần kinh của cần sa. Mặc dù vậy hàm lượng này không đủ lớn để gây ra các hệ quả lên thần kinh chúng ta. Kể từ tháng 12/2018 cây gai dầu đã được trồng ở Mỹ hợp pháp. Vì vậy việc sử dụng sữa hạt gai dầu cũng càng phổ biến.
Sữa hạt gai dầu có mùi vị thế nào trong cà phê.
Sữa là sự kết hợp giữa một chút hương vị của hạt với kết cấu mỏng dễ dàng hòa tan.
Sữa hạt gai dầu có thể tạo bọt cho cà phê không?
Khi hấp xong, sữa hạt gai dầu có hàm lượng protein cao. Nhiều chuyên gia pha chế độ căng của sữa gai dầu với sữa đậu nành. Mặc dù vậy bọt của sữa hạt gai dầu thường tan nhanh hơn.
Sữa hạt đậu
Sữa hạt đầu làm từ protein của đậu vàng nên chúng sẽ không có màu xanh như nhiều người vẫn nghĩ. Sữa đậu có hàm lượng protein tương đối cao so với sản phẩm sữa khác. Thêm vào đó, chúng lại có lượng kali tốt cho sức khỏe.
Sữa hạt đậu có mùi vị thế nào trong cà phê.
Nhiều người đánh giá sữa hạt đậu là sự thay thế tốt nhất cho sữa bò về mặt hương vị. Loại sữa không sữa này không có vị của đậu khi pha chế. Chính vì vậy sữa không để lại hậu vị của hạt đậu sau khi uống.
Sữa hạt đậu có thể tạo bọt cho cà phê không?
Sữa hạt đậu có chứa protein nên chúng rất phù hợp để tạo bọt cho cà phê pha máy. Bọt của nó có kết cấu mượt mà cho phép các barista tạo ra ly latte đầy nghệ thuật.
Thay cho lời kết
Hiện phân khúc khách hàng yêu cà phê nhưng không dung nạp lactose hoặc theo trường phái vegan còn rất nhiều tiềm năng. Điều quan trọng là những barista cần thử nghiệm để tạo ra loại cà phê hấp dẫn nhất. Mỗi loại sữa thực vật đều có ưu và nhược điểm riêng. Chẳng hạn loại hòa tan tốt thì chưa chắc đã tạo bọt trong cappuccino và latte được. Từ góc nhìn của Andy thì nên chọn loại sữa nào không làm mất đi hương vị đặc trưng của cà phê hiện dùng.
Các bài viết khác có thể bạn quan tâm: