fbpx

Kỹ thuật bón phân cho điều

by Farm Andy
kỹ thuật bón phân cho điều

Nắm bắt kỹ thuật bón phân cho điều là việc hết sức quan trọng. Rất nhiều nông hộ có suy nghĩ rằng cây điều có khả năng chống chịu sâu bệnh. Chúng có thể sống tốt ngay cả trong điều kiện khắc nghiệt, nghèo dinh dưỡng. Vì vậy học hỏi kỹ thuật bón phân cho điều hoàn toàn “thừa thải”. Với Andy’s farm thì suy nghĩ này thực sự hết sức sai lầm! Cây điều cũng giống như các loại cây trồng cần khác, cần được bón phân đầy đủ và cân đối.

Kỹ thuật bón phân cho điều được chia làm 3 giai đoạn chính: Trước khi trồng mới cây điều cần được bón 1 lớp phân lót. Bón phân thời kỳ kiến thiết cơ bản (từ 0 đến 2 năm tuổi) và thời kỳ khai thác, kinh doanh (từ 3 tuổi trở đi).

Kỹ thuật bón phân cho điều trong thời kỳ kiến thiết cơ bản.

3 loại phân bón chủ yếu cho cây điều.

Cây điều cần 3 loại phân bón chủ yếu là đạm, lân và kali. Ngoài ra, cây cũng cần được bổ sung phân bón trung lượng và vi lượng. Mặc dù hàm lượng 2 loại phân này chỉ chiếm phần và sẽ tùy tình hình thực tế để tiến hành bón.

  1. Phân đạm giúp cành lá phát triển, tạo tán cũng nhưng tăng chất diệp lục giúp cây quang hợp. Có thể sử dụng phân S.A (21%N) và Urê (46%N). Với đất phèn thì nên sử dụng phân Urê. Trường hợp sử dụng phân SA thì phải tăng gấp đôi lượng Urê.
  2. Phân lân được dùng khi cây mới trồng, giúp cây đâm nhiều rễ và tăng khả năng chịu hạn. Ngoài ra, phân lân còn giúp cây mau trổ hoa và tỉ lệ đậu trái cao hơn. Hai loại phân lân phổ biến là super lân và phân lân nung chảy. Trong phân Diamon Photphat (DAP) có đến 46% lân nguyên chất.
  3. Phân kali được bón với mục đích giúp cây cứng cáp, tăng khả năng chống chịu sâu bệnh. Ngoài ra, phân kali còn giúp hạt điều béo và thơm hơn. Màu sắc trái điều nhờ có phân kali mà cũng đẹp hơn. Phân đơn thường được sử dụng là Kali Clorua (Kali đỏ) có hàm lượng kali lên đến 60%.
các loại phân super lân trên thị trường

các loại phân super lân trên thị trường

Liệu lượng phân vô cơ theo kỹ thuật bón phân cho điều.

Khi sử dụng phân vô cơ nên chia ra thành nhiều đợt với liều lượng thích hợp. Lưu ý sử dụng ít lượng phân đơn hoặc hỗn hợp NPK trong 6 tháng đầu sinh trưởng của cây. Bảng dưới minh họa lượng phân vô cơ mà cây non đến 3 tuổi cần.

Lượng dưỡng chất vô cơ cần cho cây Hàm lượng và tần suất bón
Dưỡng chất N cho cây 1 tuổi bón 10 g/cây/lần. Mỗi năm bón 2 lần.
Dưỡng chất P2O5 cho cây điều 1 tuổi bón 3 g/cây/lần. Mỗi năm bón 2 lần.
Dưỡng chất K2O cho cây điều 1 tuổi bón 6 g/cây/lần. Mỗi năm bón 2 lần.
Phân bón Urê cho cây điều 1 tuổi bón 20 g/cây/lần. Mỗi năm bón 2 lần.
Phân bón Super lân cho cây điều 1 tuổi bón 20 g/cây/lần. Mỗi năm bón 2 lần.
Phân bón KCl cho cây điều 1 tuổi bón 10 g/cây/lần. Mỗi năm bón 2 lần.
Phân hỗn hợp NPK 16:16:8 cho cây điều 1 tuổi bón 60 g/cây/lần. Mỗi năm bón 2 lần.
Dưỡng chất N cần với cây từ 2-3 tuổi bón 90 g/cây/lần. Mỗi năm bón 2 đến 3 lần.
Dưỡng chất P2O5 cần với cây từ 2-3 tuổi bón 30 g/cây/lần. Mỗi năm bón 2 đến 3 lần.
Dưỡng chất K2O cần với cây từ 2-3 tuổi bón 30 g/cây/lần. Mỗi năm bón 2 đến 3 lần.
Phân bón Urê cần với cây từ 2-3 tuổi bón 200 g/cây/lần. Mỗi năm bón 2 đến 3 lần.
Phân bón Super lân cần với cây từ 2-3 tuổi bón 200 g/cây/lần. Mỗi năm bón 2 đến 3 lần.
Phân bón KCl cần với cây từ 2-3 tuổi bón 50 g/cây/lần. Mỗi năm bón 2 đến 3 lần.
Phân hỗn hợp NPK với cây từ 2-3 tuổi bón 540 g/cây/lần. Mỗi năm bón 2 đến 3 lần.
phân kali đỏ được dùng trong kỹ thuật bón phân cho điều.

phân kali đỏ được dùng trong kỹ thuật bón phân cho điều.

Cách bón phân cho cây điều trong giai đoạn từ 1 đến 3 tuổi.

  • Khi bón cần lưu ý đất trồng điều phải đạt độ ẩm cần thiết và cách gốc 25 đến 30 cm. Ngoài ra để tránh xót rễ và chết cần rắc đều xung quanh, tránh tập trung vào 1 chỗ.
  • Lấp đất và trộn đều phân.
  • Với loại đất có thành phần cơ giới nhẹ thì cần phân thành nhiều phần nhỏ để tăng hiệu quả.

Kỹ thuật bón phân cho điều trong thời kỳ khai thác.

Loại phân bón và liều lượng cần bón cho cây trong thời kỳ khai thác.

Ở giai đoạn này cây đã phát triển được từ 1 đến 2 đợt lá/năm. Bảng dưới minh họa lượng phân vô cơ mà cây từ 4 tuổi trở lên cần.

Lượng dưỡng chất vô cơ cần cho cây Hàm lượng và tần suất bón
Dưỡng chất N cho cây điều 4 tuổi Lần đầu bón 300 g/cây/lần.
Dưỡng chất N cho cây điều 4 tuổi Bón lần 2 200 g/cây/lần.
Dưỡng chất P2O5 cho cây điều 4 tuổi Lần đầu bón 225 g/cây/lần.
Dưỡng chất P2O5 cho cây điều 4 tuổi Không cần bón lần 2
Dưỡng chất K2O cho cây điều 4 tuổi Lần đầu bón 90 g/cây/lần.
Dưỡng chất K2O cho cây điều 4 tuổi Bón lần 2 150 g/cây/lần.
Phân bón Urê cho cây điều 4 tuổi Lần đầu bón 650 g/cây/lần.
Phân bón Urê cho cây điều 4 tuổi Bón lần 2 430 g/cây/lần.
Phân bón Super lân cho cây điều 4 tuổi Lần đầu bón 1400 g/cây/lần.
Phân bón Super lân cho cây điều 4 tuổi Không cần bón lần 2
Phân bón Clorua kalo cho cây điều 4 tuổi Lần đầu bón 150 g/cây/lần.
Phân bón Clorua kalo cho cây điều 4 tuổi Bón lần 2 250 g/cây/lần.
Với cây từ 5 đến 7 tuổi Duy trì các loại dưỡng chất trên nhưng tăng thêm từ 20 đến 30% lượng phân bón tùy theo năng suất của cây.
Với cây từ 8 tuổi trở Điều chỉnh lượng phân bón theo tình trạng và năng suất mỗi cây.

Cách bón phân cho cây từ 4 tuổi trở lên.

Kỹ thuật bón phân cho điều chưa khép tán: Đào rãnh sâu 10 -15 cm quanh mép tán, rãi phân và lấp lại tránh bị trôi, bốc hơi. Với vùng đất dốc thì đầu mùa bón từ phần đất cao rồi đi xuống thấp. Cuối mùa bón đều quanh tán.

Ngoài ra, ở vườn điều đã khép tán và vùng đất nghèo dinh dưỡng thì cách bón cũng có sự khác biệt. Cụ thể:

  • Ở những vườn đã khép tán: đào rãnh giữa 2 hàng cây theo ô bàn cơ để bón phân.
  • Ở những vùng đất nghèo dinh dưỡng: nên tăng gấp đôi lượng phân bón.

Lưu ý làm sạch cỏ dại trước khi bón phân. Trường hợp không đủ nhân lực để triển khai cách trên thì nông hộ có thể đào tự 5 đến 6 lỗ dọc theo hình chữ nhật quanh tán cây. Tương tư cách đào rãnh, cần đào hố sâu  5 đến 10 cm rồi bón phân vào lỗ và lấp lại. Bón phân xong gặp mưa thì tốt. Trường hợp không mưa thì tưới nước 1 đến 2 lần cho phân tan. Thời vụ bón phân thay đổi tùy theo vùng (xem bảng dưới).

Vùng Thời gian bón phân
Vùng trồng hạt điều ở Bình Phước, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên Bón lần 1 vào tháng 5 và 6. Bón lần 2 vào tháng 8 và 9.
Duyên hải Nam Trung Bộ Bón lần 1 vào tháng 8 và 9. Bón lần 2 vào tháng 11 và 12.

Sử dụng chất điều hòa sinh trưởng và phân bón lá trong thời kỳ ra hoa, kết quả. 

Bo và Zn là hai vi lượng rất cần cho sự phát triển và tăng năng suất của cây điều. Đặc biệt là trong giai đoạn ra hoa, đậu trái. Tuy nhiên cần sử dụng chủng loại, liệu lượng, thời gian cũng như tần suất phù hợp. Bảng minh họa tác dụng của phân bón lá, chất điều hòa cũng như thời gian phun và tình trạng cây.

Mục đích sử dụng loại phân bón lá và các chất điều hòa sinh trưởng Liều lượng và tình trạng cây khi sử dụng loại phân bón và chất điều hòa sinh trưởng. 
NPK:30:10:10 và vi lượng, Multipholate, IAA,NAA giúp ra chồi, lá non. Sau khi thu hoạch cây chuẩn bị ra lá non thì tiến hành phun 2 lần. Ở vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên thì phun lần 1 vào tháng 5, 6 và phun lần 2 vào dịp tháng 8,9. Ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ thì phu lần 1 và tháng 8,9 và lần 2 vào tháng 11, 12.
NPK:6:30:30, 7:5:44 và vi lượng, Atonik, Bortrac, IBA giúp ra hoa nhiều, đều. Tỷ lệ hoa cho trái cao. Tiến hành phun 2 lần sau khi đợt lá cuối cùng hoàn chỉnh. Ở vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên thì phu lần 1 vào tháng 10,11 và phun lần 2 vào tầm tháng 12,1. Ở vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ thì phun lần 1 vào tháng 11,12 và lần 2 vào tháng 1, 2.
Atonik, Bortrac, GA3, Flower95 giúp tăng khả năng đậu quả Tiến hành bón khi hoa đang nụ chưa nở.
20:20:20, Atonik giúp dưỡng quả Sử dụng khi quả đã đầu.
Atonik giúp chống rụng quả Sử dụng khi quả đang phát triển.
  • Sử dụng điều Bortract khi cành ra 2-3 lá nón, chuẩn bị ra hoa. Khi trên 80% trái đã to bằng đầu đũa thì phun Hợp Trí HK 7-5-44 + TE (500g+500g)/phuy 200 lít. Tần suất phun là 2 lần cách nhau 15 ngày. Khi sử dụng 2 loại thuốc kể trên có thể kết hợp chung với thuốc trị bọ xít muỗi và bệnh thán thư
  • Theo giáo trình Chăm sóc điều của bộ NN&PTNT thì nên dùng các chế phẩm phun qua lá như HPC-B97, TN Grown,… Ngoài ra, cần sử dụng máy phun cao áp để phun cho cây điều trưởng thành.

Kỹ thuật bón phân cho điều trồng mới.

Một nội dung bắt buộc khi trồng mới cây điều là tiến hành bón phân lót. Các bước triển khai bao gồm:

  1. Trộn lớp đất mặt đào lên với phân chuồng hoai (10 đến 20 kg), phân lân nung chảy (0,5 đến 1 kg) và vôi bột (1 kg).
  2. Dùng cuốc cao đất để lấp hỗn hợp đã trộn.
  3. Đánh dấu tâm hố bằng que nhỏ để tiện cho việc trồng sau này.
  4. Lưu ý: cần tiến hành trước từ 15 đến 30 ngày tính đến ngày trồng mới.

Phân hữu cơ trong kỹ thuật bón phân cho điều.

Mục đích của việc bón phân hữu cơ là để:

  • tăng mùn cho đất, cải thiện chất đất,
  • tăng khả năng giữ ẩm của đất,
  • tăng khả năng sử dụng phân hóa học.
  • Bảo vệ đất chống xói mòn,
  • Giảm chi phí mua phân hóa học trong điều kiện vật giá leo thang như hiện nay.

Phân hữu cơ là điều kiện bắt buộc để của các sản phẩm hạt điều hữu cơ được công nhận.

cách phân hữu cơ hỗ trơ việc trồng điều

lợi ích của việ sử dụng phân bón hữu cơ

Các loại phân hữu cơ dùng cho cây điều.

phân NPK được dùng cho cây điều

phân NPK được dùng cho cây điều

Các loại phân hữu cơ phổ biến bao gồm phân chuồng, phân rác mục, phân xanh,… Lưu ý chỉ nên sử dụng phân đã hoai. Trường hợp mang phân ra vườn nhưng chưa sử dụng tới thì nên che đậy kỹ tránh mưa năng làm mất chất.

Các nguồn phân hữu cơ thay thế bao gồm phân chăn nuôi có thể sử dung cây che phủ. Một lựa chọn khác là tàn dư cây trồng xen tủ gốc hoặc ép xanh.

Theo giáo trình mô đun chăm sóc điều của bộ NN&PTNT thì việc cây lạc dại che phủ đất giúp tăng lượng chất xanh. Tương đương 595kg N/ha, 140kg P205/ha và 200kg K2O/ha mỗi năm. Bảng dưới cho biết thành phần các chất dinh dưỡng của một số loại phân chuồng.

LOẠI PHÂN ĐẠM NGUYÊN CHẤT LÂN NGUYÊN CHẤT KALI NGUYÊN CHẤT CHẤT VÔI
Heo 0.80 0.41 0.26 0.09
Trâu, bò 0.29 1.00 1.00 0.35
Ngựa 0.44 0.35 0.35 0.15
1.63 1.54 0.85 2.40
Vịt 1.00 1.40 0.62 1.70

Phương pháp bón phân hữu cơ.

Theo sổ tay kỹ thuật trồng điều ở Đắk Lắk thì với phân chuồng thì bón khoảng 10-20 kg/cây/năm (2 đến 3 năm bón một lần. Trường hợp sử dụng phân hữu cơ vi sinh thì bón từ 5 đến 10 kg/cây/năm. Đối với loại đất cát nghèo thì việc bổ sung phân hữu cơ có nhiều tác dụng. Do đó, cần tăng gấp đôi lượng bón. Phân hữu cơ cung cấp dưỡng chất, phân hữu cơ còn giúp tăng thành phần hóa, lý của đất.

Theo giáo trình do bộ NN&PTNT biên soạn thì khi bón phân cơ nên đào rãnh quanh gốc theo chu vi tán, độ sâu khoảng 25 cm. Tiếp đó, rải đều phân rồi lấp lại.

  • Đối với phân xanh có thể ủ chung với phân chuồng hoặc tủ gốc ép xanh. Hỗn hợp phân hữu cơ này giúp giữ ẩm cho đất vừa cung cấp dinh dưỡng.
  • Sử dụng rơm ra, tàn dư cây trồng sau ủ kết hợp với chế phẩm Trichoderma để ủ quanh gốc cây. Đây không những là nguồn phân hữu cơ mà còn giúp diệt trừ nấm bệnh hại. Cụ thể như bệnh lở cổ rễ hoặc bệnh chết héo do Phytophthora gây thối vùng cổ rễ.

Lưu ý khi điều chỉnh lượng phân bón.

Khác biệt về phân NPK giữa các tài liệu liên quan đến kỹ thuật bón phân cho điều .

Bản thân Andy’s farm khi nghiên cứu về kỹ thuật bón phân cho điều thì thấy có khá nhiều sự khác biệt. Chẳng hạn liên quan đến liều lượng NPK bón thì:

  • Tài liệu của huyện Phú Riềng, Bình Phước đề xuất NPK tỷ lệ 16:16:8 + vi lượng cho cây điều non. Ở giai đoạn khai thác thì lần 1 nên bón NPK 16:8:8 + TE. Lần 2 thì sử dụng NPK 17:7:1 + TE. Ngoài ra, một lựa chọn khác là NPK 16:8:1+TE.
  • Tương tự, tài liệu của trung tâm cây giống miền Nam hay của trung tâm khuyến nông Đắk Lắk. Các chuyên gia đều khuyến khích sử dụng NPK 16:16:8 cho cây ở giai đoạn kiến thiết.
  • Tài liệu của bộ NN&PTNT đề xuất NPK 3:1:1.

Cần tùy biến liều lượng dựa trên thực tế.

Lượng phân bón cho cây điều sẽ thay đổi tùy theo điều kiện thâm canh cũng như tình trạng của đất. Khả năng giữ ẩm, giữ phân, thổ nhưỡng của vùng trồng sẽ quyết định liều lượng phân bón.

Chẳng hạn, đất cát dễ bị rửa trôi thì nên tần suất bón sẽ nhiều lên và mỗi lần sẽ bón ít đi. Những vùng đất thịt, giữ ẩm tốt thì tần suất bón sẽ ít lại và mỗi lần sẽ bón nhiều lên. Ở những vùng đất bạc màu trồng điều giúp cân bằng sinh thái, phủ xanh đồi trọng. Khi ấy loại phân và liều lượng cần tham khảo ý kiến của các chuyên gia.

Các công việc khác cần làm để chăm sóc cây điều niên vụ 2021-2022.

Tình hình thời tiết những năm qua luôn ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và sản lượng của cây điều. Ở nhiều vườn điều do thời tiết mà tình hình sâu bệnh cũng diễn biến nghiêm trọng. Chính vì vậy Andy xin giới thiệu đến bà con một số nội dung cần làm để tăng hiệu quả cho niên vụ 2021-2022 .

cần chủ động chăm sóc cây điều để mang lại năng suất cao

cần chủ động chăm sóc cây điều để mang lại năng suất cao

Vệ sinh vườn trong tháng 9/2021 để phòng trừ sâu bệnh.

  • Vườn điều chưa tỉa cành đợt 1 thì cần tiến hành ngay. Trường hợp phát hiện bọ xít muỗi thì phun thuốc bảo vệ thực vật.
  • Tiến hành làm cỏ, phát quang bụi rậm để bọ xít muỗi không có nơi trú ngụ.
  • Đối với vườn điều bị bệnh khô cành hoặc thán thư thì tiến hành rửa vườn bằng các loại thuốc có gốc đồng.

Trong tháng 10/2021 cần tỉa cành đợt 2. Tỉa nhẹ những cành khô, không còn phát triển. Đồng thời tiến hành dọn cỏ và bón phân như hướng dẫn ở trên.

Giai đoạn tháng 11 và 12/2021.

  • Tiếp tục tiến hành vệ sinh vườn, phát quang bụi rậm. Hạn chế sự phát triển của bọ xít muỗi cùng nhiều loại sâu bệnh hại trên cây điều khác. Chú ý gom cỏ rác, cành bị sâu bệnh, lá cây điều rụng đốt hun khói. Việc hun khói không những xua đuổi bọ xít muỗi mà còn giúp cây dễ đậu trái.
  • Thời điểm chuẩn bị thu hoạch cần làm phẳng bề mặt để việc nhặt điều chín dễ dàng hơn. Ngoài ra cũng cần dọn sạch sẽ cỏ, rác trong vườn.

Các bài viết khác có thể bạn quan tâm:

You may also like

Leave a Comment