Table of Contents
Chất tạo ngọt cho sữa hạt không chỉ có đường tinh luyện mà còn bao gồm nhiều loại khác. Có thể kể đến đường thốt nốt, dừa xiêm, chà là,… Tuy nhiên mỗi loại sẽ có một ưu và nhược điểm riêng. Chính vì vậy khi làm sữa hạt điều hay bất kỳ loại sữa hạt nào khác bạn nên đánh giá kỹ từng loại trước khi sử dụng.
Nhu cầu thay thế đường tinh luyện bằng các chất tạo ngọt khác cho sữa hạt.
Đường tinh luyện luôn là giải pháp mà nhiều bạn nghĩ ngay tới khi chất tạo ngọt cho sữa hạt. Tuy nhiên, theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thì chúng ta nên cắt giảm lượng đường tinh luyện trong khẩu phần ăn hằng ngày. Việt Nam hiện nằm trong top 10 quốc gia có lượng bệnh nhân tiểu đường tăng nhanh nhất thế giới. Theo số liệu từ bộ Y tế Việt Nam thì tỷ lệ này là 5,5% mỗi năm. Cả nước hiện có 3,5 triệu người trong độ tuổi từ 20 đến 79 mắc bệnh này. Có một điều nguy hiểm là gần 70% trong số này không hề biết mình bị bệnh. Khoảng 85% phát hiện ra khi bệnh tiểu đường đã chuyển biến nặng thành tim mạch, suy thận, thần kinh…
Xuất phát từ thực trạng này mà rất nhiều người Việt Nam chúng ta đang dần chuyển sang sử dụng các chất tạo ngọt khác có lợi cho sức khỏe.
Sử dụng đường thốt nốt làm chất tạo ngọt cho sữa hạt

đường thốt nốt
Đường thốt nốt được làm tự dịch chảy ra từ cây thốt nốt. Ưu điểm của loại chất tạo ngọt cho sữa hạt này nằm ở hàm lượng vitamin và khoáng chất cao. Đường thốt nốt có nguồn gốc tự nhiên nên an toàn cho sức khỏe. Các nhược điểm của chúng có thể kể đến:
- Đường thốt nốt có vị rất đặc trưng nên dễ làm mất đi hương vị vốn có của sữa hạt.
- Đường thốt nốt rất dễ bị lên men và có mùi chua nếu để ở nhiệt độ bên ngoài. Nếu ăn nhầm loại ôi thiu này sẽ dễ bị rối loạn tiêu hóa, ngộ độc thực phẩm,…
- Cần giới hạn lượng chất tạo ngọt này ở mức vừa phải. Tránh sử dụng quá nhiều dễ dẫn đến đái đường, sâu răng, nổi mụn nhọt,…
Nước dừa xiêm.

nước dừa được dùng làm chất tạo ngọt cho sữa hạt
Nước dừa xiêm cũng là một giải pháp giúp tạo ngọt cho sữa hạt. Tuy nhiên, nước dừa xiêm lại thường nhanh hỏng và dễ kết tủa.
Chà là

quả chà là
Chà là hiện là chất tạo ngọt cho sữa hạt được nhiều bạn nữ quan tâm. Chà là cung cấp năng lượng nhờ chứa protein nhưng lại có lượng chất béo thấp. Chà là cũng chứa chất chống oxy hóa tự nhiên, các loại vitamin và khoáng chất khác. Chà là là chất tạo ngọt tự nhiên nhưng lại có chỉ số đường huyết thấp (GI<55). Chúng không gây tăng đường huyết đột ngột. Theo nghiên cứu đăng trên tạp chí NICB (Mỹ) thì chà là là thực phẩm giúp kiểm soát đường huyết. Chính vì vậy mà các nhà khoa học khuyến cáo nên đưa chúng vào thực đơn của người mắc bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, có 2 điểm mà bạn cần lưu ý khi lựa chọn loại chất tạo ngọt này. Cụ thể:
- Giá thành quả chà là thường cao nếu so với mặt bằng chung các chất tạo ngọt cho sữa hạt khác.
- Quả chà là có nguồn gốc ở Địa Trung Hải, Châu Ấu, Hoa Kỳ và Mexico. Chính vì vậy không phải người nào ở Việt Nam cũng có thể mua được loại quả nhập khẩu này.
Kỉ tử

kỷ tử
Kỷ tử có nhiều công dụng đối với sức khỏe nhờ chứa nhiều thành phần dinh dưỡng khác nhau. Câu kỷ tử giúp tăng cường thị lực nhờ hàm lượng zeaxanthin cao. Ngoài ra, chúng còn giúp giảm cân nhờ chứa hàm lượng calo thấp. Trong đông y, câu kỷ tử là thành phần trong bài thuốc giúp cải thiện sức khỏe sinh sản ở nam giới. Nhiều nghiên cứu đã chứng mình được vai trò của câu kỷ tử trong việc tăng cường nồng độ testosterone. Câu kỷ tử còn giúp chống trầm cảm, thải độc gan, tăng cường hệ miễn dịch, giảm đau hay làm đẹp da. Kỷ tử có vị thanh nên dễ uống.
Với những thành phần “hảo ngọt” như Andy thì phải bỏ 1 lượng lớn kỷ tử mới tạo được độ ngọt. Dĩ nhiên, việc này sẽ làm “đau” túi tiền của bạn tương đối nhiều nếu so với các chất tạo ngọt cho sữa hạt khác. Một nhược điểm khác là kỷ tử thường dễ làm mất hương vị của sữa hạt.
Đường mật mía

đường mật mía
Đường mất mía là chúng mang đến một hương vị rất khác so với các loại chất tạo ngọt còn lại. Có bạn sẽ không thích chúng vì đường mất mía sẽ làm mất màu sữa làm từ hạt điều. Ngoài ra, chúng cũng làm giảm “chất” trong sữa hạt vốn có.
Đường phèn

đường phèn
Đường phèn có thể tìm thấy ở bất kỳ tiệm tạp hóa nào, chính vì vậy bất kỳ khi nào bạn “nổi hứng” muốn nấu sữa là có thể bắt đầu. Một ưu điểm khách của chất tạo ngọt cho sữa hạt này là chúng phù hợp với mọi loại sữa. Ngoài ra, chúng cũng không lấn át vị sữa.
Điểm trừ của chúng là sẽ không tạo ra “màu sữa bắt mắt” cho các bạn thích chụp hình. Đường phèn làm tăng nguy cơ béo phì cũng như rủi ro liên quan đến bệnh tiểu đường tuýp 2. Ngoài ra, đường phèn cũng liên quan đến bệnh tim mạch và tác động tiêu cực đến sức khỏe răng miệng.
Đường cỏ ngọt

đường cỏ ngọt được dùng làm chất tạo ngọt cho sữa hạt
Đường cỏ ngọt mang đến vị ngọt lợ lợ nên thường không được nhiều bạn ở Việt Nam sử dụng. Mặc dù vậy đây lại là loại chất tạo ngọt cho sữa hạt được ưa chuộng trên thế giới. Với bệnh nhân tiểu đường loại 2 và béo phí thì loại đường này rất “an toàn”. Chúng hoàn toàn có nguồn gốc từ thiên nhiên. Một ưu điểm khác của đường cỏ ngọt là việc chúng không làm mất đi màu đặc trưng của sữa hạt. Đường cỏ ngọt cũng có những điểm trừ như:
- Thường được bán ở dạng lỏng trong khi người Việt chúng ta lại nghĩ về đường là ở dạng “bột”.
- Đường cỏ ngọt dạng bột thường “vón cục”.
Danh sách các chất tạo ngọt cho sữa hạt còn bao gồm syrup lá cây phong, brown rice syrup,…
Các bài viết khác có thể bạn quan tâm:
- LẠ MIỆNG VỚI SỮA HẠT ĐIỀU KẾT HỢP VỚI HẠNH NHÂN, MACCA.
- REVIEW CÁC LOẠI MÁY LÀM SỮA HẠT ĐIỀU PHỔ BIẾN TRÊN THỊ TRƯỜNG.