Quản lý dịch hại tổng hợp trên cây điều là một chiến lược áp dụng nhiều giải pháp khác nhau. Nhìn chung IPM trên cây điều hướng đến việc hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, cân bằng với thiên nhiên. Ngoài ra, quản lý dịch hại tổng hợp còn hướng đến một nền nông nghiệp bền vững. Trong IPM, ưu tiên là sử dụng các biện pháp canh tác cũng như sinh học. Thuốc bảo vệ thực vật chỉ được sử dụng khi thực sự không còn giải pháp nào khác.
Những điều cần biết khi tiến hành quản lý dịch hại tổng hợp trên cây điều.
Định nghĩa về quản lý dịch hại tổng hợp trên cây điều IPM
IPM là chữ viết tắt của Integrated Pest Management hay quản lý dịch hại tổng hợp. Theo tổ chức FAO thì đây là hệ thống mà trong khung cảnh cụ thể của môi trường và biến động quần thể của các loại dịch hại, sử dụng tất cả các kỹ thuật và biện pháp thích hợp có thể được. Mục tiêu là để duy tri mật độ loại gây hại ở dưới mức gây ra những thiệt hại kinh tế.
Tại sao lại cần quản lý dịch hại tổng hợp trên cây điều.
Việc sử dụng thuốc trừ sâu bừa bãi, quá mức đã dẫn đến những hậu quả khôn lường. Có thể kể đến việc kháng thuốc trừ sâu của sâu bệnh hại, tiến hóa của những loài sâu bệnh. Ngoài ra, sử dụng thuốc trừ sâu quá mức cũng gây ngô độc cho con người cũng như các loài vật khác.
Nguyên tắc khi áp dụng quản lý dịch hại tổng hợp trên cây điều
Quản lý dịch hại tổng hợp trên cây điều cần có sự biến đổi cho phù hợp với tình hình thực tế của vườn. Tuyệt đối không được “cứng nhắc”. Các nguyên tắc chung của IPM trên cây điều gồm:
- Thường xuyên theo dõi vườn điều để dự báo tình hình sâu bệnh. Từ đó có biện pháp ứng phó kịp thời.
- “Phòng” là chủ yếu, “trừ” là quan trọng.
- Kết hợp nhiều phương pháp khác nhau.