fbpx

Bệnh hại trên cây điều: cách nhận diện, phòng và điều trị

by Farm Andy
sâu bệnh hại trên cây điều

Table of Contents

Sâu bệnh hại trên cây điều về cơ bản bao gồm 16 loại khác nhau. Trong đó có 6 loại thuộc bộ cánh cứng Coleoptera, 6 loại thuộc bộ cánh vảy Lepidoptera và 4 loại các bộ khác. Trong số các bệnh của cây điều thì phổ biến nhất là bệnh thán thư và bệnh nấm hồng (khô cành). Cùng Andy tìm hiểu nhưng loại bệnh hại trên cây điều phổ biến!

Bệnh thán thư (Gloeosporium sp. và Colletotrichum gloeosporioides)

bệnh thán thư trên cây điều Bình Phước

Nguyên nhân và triệu trứng gây ra bệnh hại trên cây điều.

  • Nguyên nhân gây ra bệnh hại trên cây điều: do 2 loại nấm là Gloeosporium sp. và Colletotrichum gloesporiodes gây ra. Tuy nhiên nấm Gloeosporium sp. là tác nhân chủ yếu gây bệnh.
  • Triệu chứng: Các vết bệnh màu nâu xuất hiện trên chồi non, lá, quả và cành hoa. Trong trường hợp bị nặng cây điều sẽ tiết ra nhựa. Cành bệnh thường khô và chết dần. Hạt và quả non nhăn lại, khô đen và rụng khi bị nấm gây hại nặng.
bệnh thán thư

bệnh thán thư

bệnh thán thư

bệnh thán thư trên chồi non

bệnh thán thư trên bông và trái non

bệnh thán thư trên bông và trái non

bệnh thán thư trên hạt trưởng thành

bệnh thán thư trên hạt trưởng thành

Biện pháp phòng ngừa bệnh hại trên cây điều:

Giữ vườn thông thoáng bằng cách thường xuyên vệ sinh vườn, dọn cỏ và phát quang bụi rậm. Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có nguyên tố Đồng cho cây đang ra lá non như Bordeaux, Oxyclorua đồng. Với cây đã ra quả non thì tiếp tục sử dụng oxyclorua đồng. Ngoài ra, nông hộ có thể sử dụng Carbendazim 0,1-0,15% để phòng trừ bệnh hại trên quả non và cành hoa.

Bệnh lở cổ rễ ở cây điều con.

Nguyên nhân và triệu trứng gây ra bệnh hại trên cây điều.

  • Nguyên nhân: Bệnh gây ra bởi nấm Phytophthora sp. hoặc nấm Pythium sp. hoặc nấm Fusarium sp. hoặc nấm Rhizoctonia sp. Khi độ ẩm đất cao sẽ tạo điều kiện cho bệnh phát triển. Một lý do khác do đất làm bầu bị nhiễm mầm bệnh, chưa qua xử lý. Nếu vườn ươm ẩm thấp, úng nước thì cũng tạo điều kiện để bệnh lở cổ rễ xảy ra. Bệnh thường gặp ở cây non khi mới mọc cho đến khi 3 tuổi.
  • Triệu chứng gây hại: Cây con bị héo lá. Lớp vỏ của phần thân sát mặt đất bị thối, lõm vào trong và có màu đen. Cây non héo dần rồi chết. Nếu nguyên nhân là do trồng bằng hạt giống thì mầm mới nhú ra đã bị thối. Bệnh lở cổ rễ thường làm giảm tỷ lệ ghép sống và số cây xuất vườn.

Biện pháp phòng ngừa bệnh hại trên cây điều:

  • Với bệnh lỡ cổ rễ thì phòng bệnh hơn chữa bệnh. Với hạt giống cần ngâm bằng nước nóng (52 đến 55 độ C, 2 sôi 3 lạnh). Đất vô bầu cần xử lý bằng Formalin 8% dùng bạt nylon che kín 10 ngày. Sau đó, mở ra bạt trộn đều trước khi gieo hạt. Trước khi ủ cần xử hạt giống bằng Rovral, Ridomil. Xây vườn ươm nơi khô ráo thoát nước tốt.
  • Trường hợp cây con bị bệnh thì dùng oxyd chlorid đồng, Champion hay Ridomil, COC 85WP xịt vào gốc cây con.

Bệnh khô cành (corticium salmonicolor)

bệnh hại trên cây điều 14

bệnh nấm hồng không chỉ xuất hiện trên cây điều mà còn trên các loại cây khác

Nguyên nhân và triệu trứng gây ra bệnh hại trên cây điều.

  • Nguyên nhân gây ra bệnh hại trên cây điều: Đây còn được gọi là bệnh nấm hồng. Bệnh do vi khuẩn nấm gây ra trên các cành điều cao. Bệnh khô cành thường xảy ra do độ ẩm cao vào mùa mưa ở những vườn điều cạnh vườn cao su.
  • Triệu chứng: Trên vỏ cây có các đốm màu trắng và dần chuyển sang hồng. Bào tử nấm thường tấn công vào vỏ cây ở vị trí phân cành. Bệnh sẽ lan từ cành trên cao trước khi lan xuống gốc theo nước mưa. Khi bị bệnh nấm hồng lá cây điều sẽ bị vàng rụng dần, đi kèm là hiện tượng khô cành.

Biện pháp phòng ngừa bệnh hại trên cây điều

  • Phát quang bụi rậm cho vườn thông thoáng kết hợp vệ sinh và làm cỏ. Các nông hộ nên phun thuốc bảo vệ thực vật ở gốc điều. Nên phun 2 đến 3 lần vào đầu và giữa mùa mưa.
  • Cách trị bệnh: Phun thuốc đặc trị Validamycin 0,3-0,5% để hạn chế bệnh. Với những cành bị nặng, chết khô thì nên cắt tỉa và đốt. Đây là cách để cắt nguồn lây bệnh.

Bệnh nứt thân xì mủ

Nguyên nhân và triệu trứng gây ra bệnh hại trên cây điều.

  • Nguyên nhân gây ra bệnh hại trên cây điều: Nấm là nguyên nhân chủ yếu. Thông thường sau khoảng 2 đến 3 năm trồng, khi bắt đầu giai đoạn kinh doanh. Bệnh nứt thân xì mủ chủ yếu xuất hiện từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Bệnh tập trung ở thân cây, các cành chính trước khi làm cây yếu đi.
  • Triệu chứng: Vết nâu đen xuất hiện trên trồi đi kèm với dịch từ cây tiết ra. Dịch thường có màu trong suốt ban đầu trước khi chuyển sang nâu đậm. Còn trên thân chính và cành thì sẽ xuất hiện những vết nứt dọc. Nhựa cũng từ đó chảy ra.

Biện pháp phòng ngừa bệnh hại trên cây điều

  • Bóc phần vỏ cây bị nhiễm bệnh.
  • Quết thuốc diệt nấm vào vết thương của cây. Các loại thuốc phổ biến bao gồm Acodyl 35WP, Mataxyl 500WP, Fortazeb 72WP (Metalaxyl), Acrobat MZ (Dimethomorph+ Mancozeb), Folcal 50WP (Folpet), Alonil 80WP (Hoạt chất Fosetyl + nhôm).

Bệnh đốm lá trên cây điều

Nguyên nhân và triệu trứng gây ra bệnh hại trên cây điều.

  • Nguyên nhân gây ra bệnh hại trên cây điều: Thường ở cây con thiếu dinh dưỡng, ít phát triển. Bệnh thường phát sinh vào mùa mua. Chủ yếu trên lá non nằm trong bóng râm. Khi trời mưa thì bệnh chủ yếu ở ngọn cây. Khi trời nắng thì bệnh tập trung ở lá gần gốc.
  • Triệu chứng: Bệnh thường gặp ở cây con từ 3 đến 5 lá cũng như cây lớn mới ra lá non. Các chấm xanh sẫm xuất hiện trên lá non trước khi lan rộng ra. Khi bệnh lan ra thì các vết đen, nâu này nối liền lại với nhau. Vết bệnh thường đi dọc gân lá chính.

Biện pháp phòng ngừa bệnh hại trên cây điều

  • Cây cần được cung cấp đủ dưỡng chất đặc biệt trong giai đoạn cây có 3 đến 4 lá thật.
  • Xây dựng vườn ươm ở nơi thoáng khí, khô ráo, dễ thoát nước.
  • Đảm bảo đất trồng điều không bệnh. Sử dụng thuốc Bordeaux 1% để có hiệu quả cao.

Bọ xít muỗi (Helopeltis theivora Waterh. và H. antonii Sign.)

Đặc điểm và triệu chứng gây hại của bọ xít muỗi.

  • Đặc điểm nhận dạng sâu bệnh hại trên cây điều: Có 2 loại bọ xít muỗi phổ biến là Helopltis theivora Waterh và H. antonii Sign. Loài trước có đầu màu xanh hoặc đen. Trên lưng có vệt ngang nâu vàng. Phần bụng có màu xanh cẩm thạch. Ấu trùng loài H. Waterh có màu xanh lá mạ. Loài sau có phần đầu màu đen. Phần lưng ngực của bọ xít muỗi này có màu đỏ trong khi ấu trung có màu đỏ.
  • Tập tính gây hại của bọ xít muỗi: Cả ấu trùng lẫn bọ xít muỗi trưởng thành đều dùng vòi để hút nhựa từ lá, chồi, cành và quả non. Từ đó làm cho chúng bị khô đi, dẫn đến rụng lá, khô bông và rụng quả non. Bọ xít muỗi chích hút nhựa của cây vào sáng sớm và chiều tối. Chúng thường gây hại từ tháng 10 đến tháng 5. Tuy nhiên lại giảm hoạt động vào mùa mưa. Bọ xít muỗi thường gây thiệt hại nghiêm trọng vào tầm tháng 12 đến tháng 2 (khoảng thời gian cây ra hoa rộ và quả non). Đối với vườn điều non thì bọ xít muỗi thường xuất hiện quanh năm.
  • Triệu chứng của bọ xít muỗi: Vết chích là những chấm màu nâu đen có góc cạnh. Ở lá nón nếu bị nặng thì phiến lá sẽ cong và có hình dáng khác thường. Ở hoa điều sẽ bị thối khô, các hạt điều mới nhú sẽ có hiện tượng rụng. Ở quả điều non thì hạt sẽ bị nhăn nheo và khô ngay trên cuống quả. Quả cũng có thể bị dị dạng hoặc nhiều vết đốm nâu đen trên bề mặt.

Biện pháp phòng ngừa bệnh hại trên cây điều

  • Phát quang bụi rậm cũng như làm sạch cỏ để không có chỗ cho bọ xít muỗi sinh sống. Đặc biệt với những vườn điều ở mép rừng hoặc có trồng xen cacao, mận, ổi,…
  • Bón phân NPK cân đối, không bón quá nhiều phân đạm, tăng phân kali khi cây ra đọt non, chồi hoa và quả non.
  • Tạo điều kiện cho thiên địch của bọ xít muỗi sinh trưởng và phát triển.
  • Thuốc bảo vệ thực vật: Các loại thuộc nhóm Pyrethoid, Alpha cypermethrin hoặc Lambdacyhalothrin pha với nồng đột 0,1%. Một số loại thuốc được đề xuất bao gồm Trebon 10EC 0,5-0,7 lít/ha; Bassa 50EC 0,1-0,15%, Aplaud-Mipc 25WP 1,5-2 kg/ha. Ngoài ra, còn có Fenbis 25EC-0,2%; Fastac 5EC 1 lít/ha hoặc Sherpa 25EC. Bảng dưới cho biết tần suất phun thuốc trừ bọ xít ở các giai đoạn sinh trưởng khác nhau.
GIAI ĐOẠN SINH TRƯỞNG CỦA CÂY ĐIỀU TẦN SUẤT PHUN THUỐC DIỆT TRỪ BỌ XÍT MUỖI
1. Cây điều ra lá non chuẩn bị ra hoa 1 lần
2. Chồi hoa điều mới nhú 1 đến 2 lần, cách nhau 10 đến 15 ngày.
3. Ra quả điều non. 1 đến 2 lần, cách nhau 10 đến 15 ngày.
các loại bọ xít muỗi

các loại bọ xít muỗi

H. antonii (hình a); H. Bradyi (hình b); H. theivora (hình c)

Bọ xít muỗi H. antonii (hình a); H. Bradyi (hình b); H. theivora (hình c)

Bọ phấn đầu dài (Alcides sp.)

Đặc điểm và triệu chứng gây hại của bọ phấn đầu dài.

  • Đặc điểm nhận dạng: Bọ phấn đầu dài có màu nâu, dài từ 7-10 mm. Ở phần cánh của bọ phấn đầu dài có vệt nâu đất. Bọ có vòi dài từ 1 đến 1,5 mm ở phần đầu và miệng ở cuối vòi. Trứng bọ phấn đục chồi có dạng bầu dục, màu trắng sữa. Sâu non không có đầu và bụng phát triển, thường có màu vàng kem. Khi phát triển thành nhộng trần, chúng có màu vàng kem.
  • Tập tính gây hại của bọ phấn đầu dài: Loại côn trùng này thường dùng vòi miệng đục lỗ vào mô chồi non. Khi đã đục thành công bọ trưởng thành sẽ đẻ trứng vào ngọn chồi. Thường thì chúng sẽ đẻ khoảng 2 trứng vào từ 8 đến 10 lỗ đã đục. Ấu trùng khi sinh sôi sẽ tiếp đục xuống dưới và ăn lõi chồi non. Dẫn đến việc lá non trên chồi bị héo và rụng đi. Từ đó, chồi sẽ bị teo lại và không thể phát triển được nữa. Bản thân cây điều cũng từ đó mà sinh trưởng kém. Trong giai đoạn chồi chuẩn bị ra hoa nếu gặp phải bọ phấn đầu dài thì sẽ bị giảm năng suất đáng kể.

Biện pháp phòng ngừa bệnh hại trên cây điều. 

  • Cách trị bệnh: Cắt bỏ phần chồi non bị bọ gây hại. Lưu ý phun thuốc ngay khi bọ phấn đầu dài đến đẻ trứng, thay vì đợi đến khi ấu trùng phát triển. Vì ấu trùng sống trong lõi chồi nên thường cho hiệu quả thấp.
  • Thiên địch của bọ phấn đầu dài bao gồm kiến vàng và ong ký sinh.
  • Các loại thuốc bảo vệ thực vật được khuyến khích sử dụng bao gồm Cypermethrin nồng độ 0,05-0,1%, Fenvalerate 3,5% + Dimethoate 21,5% nồng độ 0,15-0,3%. Ngoài ra còn có Sherpa 25EC, Fenbis 25EC với nồng độ 3%.
bọ phấn đầu dài

bọ phấn đầu dài

bọ phấn đầu dài đang để trứng

bọ phấn đầu dài đang để trứng

chồi non bị bọ phấn đầu dài đục

chồi non bị bọ phấn đầu dài đục

ấu trùng bọ phấn

ấu trùng bọ phấn

ấu trùng bọ phấn đầu dài đang đục trong chồi non

ấu trùng bọ phấn đầu dài đang đục trong chồi non

Bọ trĩ trên cây điều.

Đặc điểm và triệu chứng gây hại của bọ trĩ.

  • Đặc điểm nhận dạng bệnh hại trên cây điều: Bọ trị có tên khoa học là Scirtothrips dorsalis Hood và Selenothrips rubrocinctus Giard. Chúng thường có kích thước nhỏ do đó khó phát hiện. Bọ trĩ có màu vàng nhạt, râu sậm màu, phần bụng có vết sọc ngang sậm màu. Bọ trĩ thường đẻ trứng vào đọt non và chùm hoa. Bọ trĩ thường xuất hiện ở vườn điều gần vườn dưa, đu đủ.
  • Tập tính gây hại của bọ trĩ: Bọ trĩ S.R. Giard là tác nhân gây hại chính trên lá non thì bọ trĩ Scirtothrips dorsalis Hood lại gây hại chủ yếu trên hoa và mầm hoa. Bọ trĩ chích hút nhựa của cành, lá non, hoa và quả non. Dẫn đến tình trạng các bộ phận này bị khô dần và rụng. Thời điểm mà bọ trĩ xuất hiện trên cây điều nhiều nhất là vào khoảng tháng 1 đến tháng 4. Đây là giai đoạn điều ra mầm hoa và ra hoa rộ.
  • Triệu chứng: Quả non trên cây có bọ trĩ thường có vòng màu xám, quả bị biến dạng. Phần vỏ chuyển sang đen.

Biện pháp phòng ngừa

  • Cần vệ sinh vườn sạch sẽ, thông thoáng, tránh chỗ để bọ trĩ phát triển. Để bắt bọ trĩ có thể dùng bẫy đèn.
  • Cách trị bọ trĩ bao gồm phu xịt các loại thuốc như Alpha Cypermethrin. Hoặc Imidacloprid với nồng độ 0,1% hoặc Abamectin 0,15-0,3%.
Bọ trĩ Selenothrips Rubrocinctus con cái

Bọ trĩ Selenothrips Rubrocinctus con cái

bọ trĩ trên cây điều

bọ trĩ trên cây điều

Xén tóc nâu nhỏ đục thân (Plocaederus obesus Gahan và P. ferrugineus L.)

Đặc điểm và triệu chứng gây hại của xén tóc nâu.

  • Đặc điểm nhận dạng xén tóc nâu nhỏ đục thân: Trong số 2 loại này thì Plocaederus obesus Gahan phổ biến hơn. Khi trưởng thành xén tóc dài khoảng 38 đến 42mm. Phần đầu có gắn râu dài hơn thân mình. Hai bên đầu có 2 gai nhỏ, thân xén tóc trưởng thành có màu nâu, cơ thể to và khỏe.
  • Tập tính gây hại của loài: Đây là loại sâu đục thân và rễ nguy hiểm. Nếu không được phát hiện kịp thời thì cây điều có thể bị chết. Xén tóc nâu trưởng thành thường đẻ trứng vào gốc cây. Khi nở ra ấu trùng sẽ đục vào thân cây tạo thành 1 hệ thống đường hầm “chằng chịt”.
  • Triệu chứng: Thường ở miệng hệ thống đường hầm “chằng chịt” này sẽ đùn ra lớp nhựa và mùn cây. Sâu xén tóc nâu là nguyên nhân dẫn đến việc mạch dẫn nhựa bị cắt đứt. Từ đó, dẫn đến tình trạng lá vàng và cây chết dần. Lưu ý là không phải cây điều nào trong vườn cũng bị. Thông thường là những cây ở hàng ngoài cùng.

Biện pháp phòng ngừa

  • Một số thiên địch như ruồi ký sinh họ Tachinidae, kiến, ong ký sinh và bọ cánh cứng. Ngoài ra thiên địch khác như nấm trắng Metarhizum sp. ký sinh nhộng.
  • Vì xén tóc nâu thường “hoành hành” vào tầm tháng 4-6 nên cần tăng cường kiểm tra phần từ gốc đến đoạn 1m. Tỉa bo những cành bị hại nặng để tránh xén tóc nâu đến làm tổ, đẻ trứng. Đổ dung dịch Bordeaux 1:4:15 quanh gốc điều từ gốc lên 1,2 m để tránh sâu đến đẻ trứng.
  • Nếu phát hiện cây đã bị tái nhiễm thì cần gọt bỏ vỏ ở phần thân dọc cây điều để tiêu diệt sâu non và nhộng. Trong trường hợp nặng thì cần đốn bỏ cây để tránh lây lan.
  • Thuốc trị xén tóc nâu đục thân: Bơm thuốc có tác dụng xông hơi như Fenitrothion hoặc Clorophus vào miệng đường hầm. Lưu ý thuốc trừ sâu chỉ có hiệu quả khi sâu non mới đục vào cây. Dùng Basudin 50EC nồng độ 0,1% bôi vào thân và vũng rễ bị hại. Ngoài ra, các nông hộ còn có thể sử dụng Padan 95SP, Regent 800WG.
xén tóc nâu đục thân trưởng thành (thành trùng)

xén tóc nâu đục thân trưởng thành (thành trùng)

Xén tóc nâu nhỏ đục cành (Rhytidodera bowringii White)

Đặc điểm, tập tính và triệu chứng của xén tóc nâu nhỏ đục cành.

  • Đặc điểm nhận dạng xén tóc nâu nhỏ đục cành: Thành trùng của loại này thường dài từ 32 đến 35mm. Thành trùng cái thường lớn hơn con đực. Sâu xén tóc nâu nhỏ thường có thân dài, màu nâu nhạt. Phần đầu có râu ngăn. Ở đầu và cánh có đốm vàng. Các đốm này nằm trên cánh thành dãy xếp theo chiều dọc trông như đốm sọc. Ấu trùng trường thành phát triển thành nhộng sau 4 lần lột xác. Nhộng có màu trắng ngà. Sâu xén tóc nâu nhỏ đục cành thường ở giai đoạn nhộng trong khoảng từ 18 đến 20 ngày. Thông thường loài này có thời gian giao phối là khoảng đầu tháng 3 đến cuối tháng 5.
  • Tập tính gây hại của loài: Thành trùng đẻ trứng ở đầu các cành nhỏ 1,0 đến 1,5 cm hoặc các cành quả đã thu hoạch. Những ấu trùng này khi nở ra sẽ đục vào lõi giữa của cành. Các cành lớn một khi đã đục thông sẽ bị gãy và chết khô.
  • Triệu chứng: Các lỗ do sâu xén tóc nâu nhỏ tạo ra có khoảng cách đều nhau.

Biện pháp phòng ngừa sâu bệnh hại trên cây điều:

  • Dùng bẫy đèn để xác định kịp thời thành trùng xén tóc nâu.
  • Thuốc đặc trị sâu xén tóc nâu nhỏ đục cành là loại có tác dụng xông hơi chẳng hạn Fenitrothion hoặc Clorophos. Bạn lưu ý bơm vào lỗ đục và dùng đất bịt lỗ đục để tiêu diệt sâu non. Trong khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 8 các nông hộ lưu ý cắt các chồi bị đục và mang đi đốt.
ấu trùng tóc xén nâu đục thân

ấu trùng tóc xén nâu đục thân

ấu trùng xén tóc nâu nhỏ đục cành

ấu trùng xén tóc nâu nhỏ đục cành

cành điều bị xén tóc nâu nhỏ đục cành

cành điều bị xén tóc nâu nhỏ đục cành

Sâu đục trái và hạt (Thylocoptila paprosema)

Đặc điểm và triệu chứng gây hại của sâu đục trái và hạt.

  • Con trưởng thành thường đẻ trứng ở những trái điều khoảng 20 ngày tuổi. Để trứng phát triển thành sâu trường thành thường sẽ mất khoảng từ 26 đến 31 ngày. Sâu non có màu nâu với nhiều đốt, đầu có màu đen. Khi trái bị hại đã khô, sâu sẽ di chuyển đến trái khác. Sâu non có tuổi thọ khoảng 20 ngày. Cuối giai đoạn sâu non rơi xuống đất và biến thành nhộng màu nâu vàng.
  • Sâu trưởng thành sẽ để trứng vào kẻ giữa trái và hạt. Khi trứng nở, ấu trùng sẽ ăn phần thịt của trái hoặc hạt non. Lớp đục của sâu thường được che phủ bởi lớp phân bài tiết.
  • Triệu chứng của sâu bệnh hại trên cây điều: Mặc dù là loài sâu rất phổ biến ở Việt Nam nhưng chúng chỉ gây hại ở thời kỳ tạo trái non và hạt. Thông thường vào khoảng 20 đến 35 ngày kể từ khi hạt hình thành. Sâu đục trái và hạt sẽ biến mất vào mùa mưa.

Biện pháp phòng trừ sâu đục trái và hạt.

  • Kiến vàng là loài thiên địch của sâu đục trái và hạt. Kiến vàng xua đuổi không cho sâu trưởng thành đẻ trứng vào trái và hạt. Kiến vàng cũng săn ấu trùng khi chúng di chuyển giữa các trái.
  • Các loại thuốc bảo vệ thực vật: thuốc Basudin 50EC, Kinalux 25EC, Nycap, Pyrinex 20EC, Vibafos 15EC.

Sâu róm đỏ ăn lá điều (Cicula trifenertrata)

Đặc điểm và triệu chứng gây hại của sâu róm đỏ ăn lá.

  • Trứng có hình bầu dục dài khoảng 1,98mm. Trứng mới đẻ thường có màu trắng. Khi phát triển trứng sẽ chuyển sang màu cam và màu nâu tối lúc sắp nở. Sâu róm đỏ thường đẻ trứng ở mép lá. Sâu non phủ 1 lớp lông dày và gây ngứa. Sâu non mới nở có màu nâu vàng. Khi phát triển chúng có màu đỏ và có nhiều khoang đen xen kẽ. Sâu non có chiều dài từ 50 đến 60 mm. Sâu non làm kén quanh lá điều già. Nhộng đen có kén tơ màu kem bao quanh. Khi trưởng thành sâu róm đỏ ăn lá sẽ phát triển thành bướm. Cơ thể có nhiều lông và gai gây ngứa. Cánh bướm có màu nâu vàng. Phía trên cánh bướm có các đốm rõ rệt. Phí dưới màu nhạt và không có đốm.
  • Triệu chứng: Sâu róm đỏ ăn lá thường sống thành bầy. Sâu lớn tuổi thường ăn trụi hết hết là và chỉ chừa lại phân gân. Khi cắn phá liên tục, sâu sẽ khiến cây suy kiệt và chết cành.

Biện pháp phòng trừ sâu róm đỏ ăn lá.

  • Cần thường xuyên thăm vườn điều để phát hiện kịp thời. Dùng tay để ngắt bỏ lá có ổ sâu non và kén nhộng để ngăn chặn sự phát triển của sâu róm đỏ ăn lá. Sử dụng bẫy đèn để bắt sâu róm đỏ trưởng thành.
  • Các loại thuốc bảo vệ thực vật thông dụng: Sherpa 5%, Supracide, Kinalux hoặc thuốc nhóm cúc.

Sâu phỏng lá (Acrocercop syngramma)

Đặc điểm và triệu chứng gây hại của sâu phỏng lá.

  • Sâu phỏng lá non có màu đỏ. Chiều dài khoảng 6 mm. Sâu non phát triển trong 9 ngày trước khi chuyển qua giai đoạn nhộng trong 8 ngày. Thông thường để sâu phát triển từ trứng thành thành trùng sẽ mất 4 tuần. Sâu phỏng lá trưởng thành có kích thước nhỏ, màu xám bạc.
  • Sâu phỏng lá có trong vườn điều quanh năm. Tỷ lệ hại lá thường cao nhất vào tầm tháng 5 đến tháng 10 sau mùa hạt điều. Đây cũng là thời kỳ cây điều ra lá non. Sâu phỏng lá là loại phổ biến ở Việt Nam.
  • Triệu chứng: Sâu phỏng lá thường đẻ trên lá non nên ban đầu nhà nông nên ban đầu cần kiểm tra lá non. Loại sâu này thường đục những đường hầm ở trên lá non của cây điều tơ. Triệu chứng cuối cùng của chúng là những vệt phồng màu trắng trên lá. Khi đã phát triển khắp thân cây thì toàn bộ lá điều sẽ bị khô và gãy vụn.

Biện pháp phòng trừ sâu phỏng lá.

  • Tạo điều kiện để kiến vàng phát triển. Đây là loại thiên địch ăn sâu lá.
  • Các loại thuốc bảo vệ thực vật thông dụng: Sherpa 25EC, Decis 25EC, Cymerin 25EC. Các nông hộ lưu ý phun vào thời kỳ cây các đợt chồi non mới lớn.

Các loại sâu bệnh hại trên cây điều ít phổ biến.

Câu cấu xanh (Hypomeces squamasus).

Câu cấu có thể tìm thấy ở rất nhiều nơi trên lãnh thổ Việt Nam. Chúng gây hại cho nhiều loại cây trồng như bạch đàn, keo,… Câu cấu trưởng thành có màu xanh, vàng óng ánh. Chúng thưởng ẩn nấp ở dưới lá và gây hại cho lá. Khác với các loại sâu hại cây điều khác, câu câu xuất hiện quanh năm. Mùa giao phối tháng 3, 4 là thời điểm chúng xuất hiện nhiều nhất. Câu cấu trưởng thành ít bay vào buổi sáng. Chúng thường tập trung thành đàn để ăn lá non. Phiến lá bị hại từ ngoài rìa cho đến gần gân lá. Cả đàn câu cấu thể phá hủy toàn bộ lá non của cây.

Sâu kết lá và hoa (Lamida moncusalis).

Sâu kết lá trưởng thành là loài bướm màu nâu đậm. Chúng thường đẻ trứng thành từng trùm 3,4 trứng hoặc riêng lẻ từng trứng. Ấu trùng sâu kết lá thường vạch màu vàng và hồng. Sâu kết lá thường nhả tơ bọc quanh các chùm hoa, lá lại với nhau. Chúng sẽ trú ngụ trong đó và ăn trụi hóa, quả và lá non. Ngoài ra, sâu hại cây điều còn có thể kể đến sâu bao, rệp mềm,…

Hy vọng các bạn cảm thấy thích thú với những thông tin mà Andy cung cấp ở trên. Các bài viết khác cùng chủ đề:

You may also like

Leave a Comment