Nắm bắt kỹ thuật bón phân cho điều là việc hết sức quan trọng. Rất nhiều nông hộ có suy nghĩ rằng cây điều có khả năng chống chịu sâu bệnh. Chúng có thể sống tốt ngay cả trong điều kiện khắc nghiệt, nghèo dinh dưỡng. Vì vậy học hỏi kỹ thuật bón phân cho điều hoàn toàn “thừa thải”. Với Andy’s farm thì suy nghĩ này thực sự hết sức sai lầm! Cây điều cũng giống như các loại cây trồng cần khác, cần được bón phân đầy đủ và cân đối.
Kỹ thuật bón phân cho điều được chia làm 3 giai đoạn chính: Trước khi trồng mới cây điều cần được bón 1 lớp phân lót. Bón phân thời kỳ kiến thiết cơ bản (từ 0 đến 2 năm tuổi) và thời kỳ khai thác, kinh doanh (từ 3 tuổi trở đi).
Kỹ thuật bón phân cho điều trong thời kỳ kiến thiết cơ bản.
3 loại phân bón chủ yếu cho cây điều.
Cây điều cần 3 loại phân bón chủ yếu là đạm, lân và kali. Ngoài ra, cây cũng cần được bổ sung phân bón trung lượng và vi lượng. Mặc dù hàm lượng 2 loại phân này chỉ chiếm phần và sẽ tùy tình hình thực tế để tiến hành bón.
- Phân đạm giúp cành lá phát triển, tạo tán cũng nhưng tăng chất diệp lục giúp cây quang hợp. Có thể sử dụng phân S.A (21%N) và Urê (46%N). Với đất phèn thì nên sử dụng phân Urê. Trường hợp sử dụng phân SA thì phải tăng gấp đôi lượng Urê.
- Phân lân được dùng khi cây mới trồng, giúp cây đâm nhiều rễ và tăng khả năng chịu hạn. Ngoài ra, phân lân còn giúp cây mau trổ hoa và tỉ lệ đậu trái cao hơn. Hai loại phân lân phổ biến là super lân và phân lân nung chảy. Trong phân Diamon Photphat (DAP) có đến 46% lân nguyên chất.
- Phân kali được bón với mục đích giúp cây cứng cáp, tăng khả năng chống chịu sâu bệnh. Ngoài ra, phân kali còn giúp hạt điều béo và thơm hơn. Màu sắc trái điều nhờ có phân kali mà cũng đẹp hơn. Phân đơn thường được sử dụng là Kali Clorua (Kali đỏ) có hàm lượng kali lên đến 60%.

các loại phân super lân trên thị trường
Liệu lượng phân vô cơ theo kỹ thuật bón phân cho điều.
Khi sử dụng phân vô cơ nên chia ra thành nhiều đợt với liều lượng thích hợp. Lưu ý sử dụng ít lượng phân đơn hoặc hỗn hợp NPK trong 6 tháng đầu sinh trưởng của cây. Bảng dưới minh họa lượng phân vô cơ mà cây non đến 3 tuổi cần.
Lượng dưỡng chất vô cơ cần cho cây | Hàm lượng và tần suất bón |
Dưỡng chất N cho cây 1 tuổi | bón 10 g/cây/lần. Mỗi năm bón 2 lần. |
Dưỡng chất P2O5 cho cây điều 1 tuổi | bón 3 g/cây/lần. Mỗi năm bón 2 lần. |
Dưỡng chất K2O cho cây điều 1 tuổi | bón 6 g/cây/lần. Mỗi năm bón 2 lần. |
Phân bón Urê cho cây điều 1 tuổi | bón 20 g/cây/lần. Mỗi năm bón 2 lần. |
Phân bón Super lân cho cây điều 1 tuổi | bón 20 g/cây/lần. Mỗi năm bón 2 lần. |
Phân bón KCl cho cây điều 1 tuổi | bón 10 g/cây/lần. Mỗi năm bón 2 lần. |
Phân hỗn hợp NPK 16:16:8 cho cây điều 1 tuổi | bón 60 g/cây/lần. Mỗi năm bón 2 lần. |
Dưỡng chất N cần với cây từ 2-3 tuổi | bón 90 g/cây/lần. Mỗi năm bón 2 đến 3 lần. |
Dưỡng chất P2O5 cần với cây từ 2-3 tuổi | bón 30 g/cây/lần. Mỗi năm bón 2 đến 3 lần. |
Dưỡng chất K2O cần với cây từ 2-3 tuổi | bón 30 g/cây/lần. Mỗi năm bón 2 đến 3 lần. |
Phân bón Urê cần với cây từ 2-3 tuổi | bón 200 g/cây/lần. Mỗi năm bón 2 đến 3 lần. |
Phân bón Super lân cần với cây từ 2-3 tuổi | bón 200 g/cây/lần. Mỗi năm bón 2 đến 3 lần. |
Phân bón KCl cần với cây từ 2-3 tuổi | bón 50 g/cây/lần. Mỗi năm bón 2 đến 3 lần. |
Phân hỗn hợp NPK với cây từ 2-3 tuổi | bón 540 g/cây/lần. Mỗi năm bón 2 đến 3 lần. |

phân kali đỏ được dùng trong kỹ thuật bón phân cho điều.